Biện pháp 6: Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 86 - 88)

3.3. Những biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng

3.3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy

* Mục đích:

Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy nhằm

- Nâng cao ý thức thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong nhà trường. - Ngăn chặn hiên tượng cắt xén chương trình, hoặc giảng dạy tùy tiện khơng theo phân phối chương trình.

- Nắm được tiến độ chương trình giảng dạy theo kế hoạch đã định. Qua đó nhà trường có biện pháp điều chỉnh để giảng dạy đúng, đủ theo kế hoạch đề ra. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện:

phối chương trình giảng dạy. Đối chiếu việc thực hiện chương trình giảng dạy có thống nhất giữa sổ đầu bài, lịch báo giảng, phân phối chương trình giảng dạy hay khơng. Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết để nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình thơng qua dự giờ đột xuất giáo viên. Căn cứ vào thời khóa biểu và lịch báo giảng, hiệu trưởng cùng tổ trưởng chun mơn, hoăc giáo viên (có cùng chuyên môn với người được dự giờ) đi dự giờ thăm lớp đột xuất. Việc làm này có tác dụng không chỉ đối với giáo viên trong việc thực hiện quy chế chun mơn mà cịn có tác dụng đối với học sinh trong việc chấn chỉnh nề nếp học tập.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình thơng qua tổ trưởng chun mơn.

Tổ trưởng chun mơn phải có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng về tình hình hoạt động chun mơn của tổ mình phụ trách, trong đó có cả việc thực hiện chương trình giảng dạy (tiến độ chương trình nhanh, chậm, biện pháp của tổ để dạy bù …) để hiệu trưởng biết và theo dõi.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Trường trung học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Căn cứ chương trình giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch và thời khoá biểu để điều hành hoạt động giáo dục, dạy học. Học sinh khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng của từng cá nhân và Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật [25, tr. 19]

- Hiệu trưởng phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn.

- Hệ thống sổ sách quản lý chuyên môn phải được quản lý một cách khoa học và rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)