Chủ trương đổi mới nhà trường của các cấp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 42 - 45)

1.6. Những yếu tố tác động tới hoạt động của tổ chuyên môn trƣờng

1.6.1. Chủ trương đổi mới nhà trường của các cấp quản lý

1.6.1.1. Định hướng đổi mới của Trung ương Đảng

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương

pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản lý của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hịa, hỗ trợ giữa giáo dục cơng lập và ngồi cơng lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

(Trích Nghị quyết số 29- NQ/W của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 04/11/2013)

1.6.1.2. Các chủ trương, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Tăng cường vai trị của tổ/nhóm chun mơn, giáo viên cốt cán trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn. GV chủ nhiệm phối hợp tốt với các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn, Đội, Hội trong nhà trường, phụ huynh học sinh trong quản lý và giáo dục toàn diện HS. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Thực hiện thống nhất về tổ chức và hoạt động của tổ chuyên theo chỉ đạo chung của Sở GD&ĐT. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn theo các nội dung đã được Sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng, tập huấn. Tổ chức đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

Triển khai đầy đủ, có chất lượng việc sinh hoạt chun mơn về đổi mới PPDH và KTĐG; tổ chức và quản lí tốt các hoạt động chun mơn qua mạng internet.

(Trích hướng dẫn: Thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2015- 2016 của sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc ngày 22 tháng 9 năm 2015)

1.6.1.3. Xu thế đổi mới quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Hoạt động TCM tại các trường THCS vẫn còn nhiều bất cập cần phải khắc phục. Về nguyên nhân khách quan nổi lên vẫn là cơ chế nhân lực và chương trình, nội dung cần thực hiện khơng tương thích với nhau. Mặt khác những điều kiện cung ứng cho nhu cầu con người và hoạt động còn quá nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt công tác quản lý tổ trong nhiều năm chưa được đề cập tới trong lý luận.

Tổ trưởng chuyên môn, người trực tiếp lãnh đạo của đơn vị cơ sở này trong nhà trường đa số khơng được đào tạo quản lý; nên q trình chỉ đạo thực tiễn, nảy sinh hình thức “trăm hoa đua nở” chưa có sự quy kết hội tụ.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân chính tạo ra sự bất cập ấy, một trong những nguyên nhân thuộc nhóm chủ quan là giải pháp quản lý của hiệu trưởng và tính độc lập sáng tạo của các tổ trưởng chưa đạt đích yêu cầu.

Đơn vị trường THCS theo chức năng nhiệm vụ có những đặc điểm khác biệt rất xa so với các đơn vị trường Tiểu học, mà biểu hiện là tính độc lập tương đối cao.

Hiệu trưởng nhà trường vì thế mà có vai trị chủ thể quản lý vơ cùng quan trọng. Hình ảnh người quản lý như chiếc đầu tàu nếu hội đủ sức mạnh cần thiết và chạy đúng hướng đường ray chắc chắn sẽ đạt đích trong mọi nội dung quản lý trong đó có nội dung quản lý tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)