3.3. Những biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng
3.3.8. Biện pháp 8: Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là công cụ lao động của người giáo viên, là công cụ nhận thức của học sinh và là sự cụ thể hóa nội dung dạy học.
* Mục đích:
Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên nhằm:
- Quản lý được việc sử dụng thiết bị dạy học chính là người quản lý đã quản lý được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Chống được tình trạng dạy chay chủ yếu thuyết trình trên lớp của các giáo viên mà tình trạng này cịn phổ biến nhiều trong các nhà trường phổ thông.
- Giúp cho giáo viên được tiếp cận với xu thế dạy học hiện đại. Đồng thời nhà trường có điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học.
- Nâng cao nhận thức cho người dạy về vấn đề sử dụng trang thiết bị là công cụ dạy học là phương tiện để đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhằm đánh giá đúng năng lực, kỹ năng thực hành của giáo viên.
- Thông qua TBDH, học sinh được thực hành, thực nghiệm, trải nghiệm, chứ không phải chỉ “lý thuyết suông”
* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện:
- Tổ chức quán triệt cho giáo viên nâng cao nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy học nhằm giúp họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này, phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học là điều thiết yếu. Để nâng cao được nhận thức cho giáo viên cần thực hiện các công việc sau:
+ Có quy định trong nhà trường vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp.
+ Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có kết quả trong đó phải sử dụng thiết bị dạy học.
+ Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các thiết bị dạy học đang có.
+ Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo tất cả các tổ chuyên mơn rà sốt tồn bộ chương trình giảng dạy của tổ xem có tiết nào sử dụng thiết bị dạy học, đối chiếu với phịng thí nghiệm xem tiết nào đã có, tiết nào cần làm mới bổ sung và lập thành văn bản báo cáo cụ thể với hiệu trưởng để theo dõi.
- Các giáo viên trong tổ phải lập kế hoạch cụ thể về sử dụng thiết bị dạy học theo tháng nộp cho tổ trưởng để tổ trưởng nộp nhà trường và đăng kí với người phụ trách thiết bị từ đầu tuần để chuẩn bị và tiện cho việc theo dõi và quản lý. Kế hoạch này phải nêu ra được:
- Sẽ sử dụng thiết bị dạy học gì cho chủ đề nào của bài giảng, thời gian sử dụng. - Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu (trong phịng thí nghiệm hay tự tạo ra). - Kiến nghị, đề xuất với nhà trường về thiết bị dạy học cho bộ mơn của mình
- Tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học theo đúng yêu cầu chuyên môn, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo tổ chun mơn làm mới hoặc khôi phục lại các thiết bị đã bị hư hỏng, cải tiến thiết bị để sử dụng thuận tiện, hiệu quả hơn.
trang thiết bị dạy học của giáo viên thông qua người phụ trách thiết bị dạy học hàng tuần, hàng tháng để có kế hoạch điều chỉnh, chỉ đạo thực hiện. Hàng năm vào đầu năm học phải có kế hoạch kiểm tra thư viện, phịng thí nghiệm để có kế hoạch thay thế và bổ sung.
- Hàng năm phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, trong tồn thể giáo viên có thể là những đồ dùng rất đơn giản và tiện sử dụng như: Mơ hình, tranh ảnh, thước, com pa, eke…
- Có kế hoạch cử người đi tập huấn các lớp sử dụng đồ dùng dạy học theo chương trình đào tạo của Bộ, Sở, Phịng Giáo dục.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nhà trường cần có nguồn tài chính làm để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn cần khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học bằng những phong trào thi đua hay quy định cụ thể mỗi giáo viên làm ít nhất 2 đồ dùng dạy học trong năm học. Tham gia cuộc thi làm đồ dùng dạy học các cấp có hiệu quả.
* Mối quan hệ giữa các biện pháp
Luận văn đã đề xuất 8 biện pháp, trong mỗi biện pháp đều được xác định rõ mục tiêu biện pháp, nội dung, cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp. Các biện pháp trên có mối liên hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, tương tác lẫn nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
Kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác, tất cả cùng hướng tới mục tiêu là quản lý có hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn. Nếu thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên sẽ tạo được sự chuyển biến trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của người quản lý, nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục trong nhà trường.