Biện pháp 3: Quản lý nề nếp, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 80 - 82)

3.3. Những biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng

3.3.3. Biện pháp 3: Quản lý nề nếp, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

Sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ 2 tuần 1 lần. Là dịp để các thành viên trong tổ học tập lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi kiến thức sư phạm và là nơi để giáo viên có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân.

Ở các trường THCS hiện nay sinh hoạt tổ chun mơn vẫn cịn mang nặng tính hình thức, nặng tính hành chính. Nguyên nhân là do một số lãnh đạo ít quan tâm tới sinh hoạt tổ chuyên môn, một số tổ trưởng chuyên môn chưa thực sự coi trọng việc sinh hoạt tổ chuyên môn, nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt tổ chun mơn cịn chưa đầy đủ. Tổ chun mơn ghép nhiều mơn thì hoạt động chun mơn càng mang nặng tính hình thức.

*Mục đích:

Quản lý nề nếp hoạt động của tổ chuyên môn nhằm:

- Duy trì sinh hoạt tổ chun mơn một cách thường xuyên theo lịch cụ thể.

- Tạo cho các giáo viên trong tổ chuyên môn tác phong làm việc khoa học, có ý thức, thói quen chuẩn mực.

- Xem xét việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ, bàn việc thực hiện kế hoạch trong thời gian tiếp theo.

Trong thực tế thì tổ chun mơn là đơn vị cơ sở, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chun mơn một cách cụ thể và có hiệu lực nhất. Hoạt động tổ chuyên môn phải bàn bạc thống nhất về chun mơn, mang tính chun mơn hóa, tính đặc thù của từng bộ mơn.Vì vậy quản lý được nội dung sinh hoạt tổ chuyên mơn thì sẽ thực hiện tốt các mục đích sau:

- Chỉ đạo và giám sát được các khâu soạn giảng, chấm chữa bài đánh giá của giáo viên đối với học sinh một cách thường xuyên.

- Tổ chức cho giáo viên trong tổ học tập nắm vững các mục tiêu chuyên môn, chương trình sách giáo khoa, các quy định, các quy chế chuyên môn.

- Tổ chức cho giáo viên bàn bạc, thống nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện được những mục tiêu chuyên mơn mà nhà trường đã giao cho tổ, nhóm chun mơn.

- Tổ chức cho giáo viên thống nhất chương trình giảng dạy, thống nhất mục đích yêu cầu của từng chương, bài cụ thể theo khối lớp. Thống nhất cách kiểm tra đánh giá học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.Thống nhất chương trình ơn tập, nâng cao, hệ thống kiến thức cho học sinh.

- Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình thực hiện kế hoạch chuyên môn của từng tổ chun mơn, của từng giáo viên từ đó động viên khích lệ giáo viên hoặc có những uốn nắn kịp thời.

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện:

Để quản lý tốt nề nề nếp hoạt động tổ chuyên môn, người quản lý cần thực hiện như sau:

- Cho toàn thể giáo viên nghiên cứu điều lệ trường phổ thông mà nội dung chủ yếu là các quy định đối với trường THCS.

- Phổ biến với giáo viên những quy định về nề nếp hoạt động tổ chuyên môn từ đầu năm học

- Chỉ đạo và kiểm tra định kì và đột xuất việc thực hiện nề nếp của tổ chuyên môn. - Thống nhất việc xếp lịch họp tổ chuyên môn theo định kỳ.

- Thống nhất phương pháp điều hành hoạt động.

- Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải thống nhất với tổ chuyên môn để sắp xếp lịch hoạt động tổ chuyên môn một cách khoa học và phù hợp.

* Điều kiện để quản lý tốt nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, người quản lý cần thực hiện như sau:

- Qua họp giao ban đầu tuần, hiệu trưởng giao nội dung sinh hoạt cụ thể cho các tổ trưởng chuyên môn.

- Hiệu trưởng phải thống nhất được với tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể sinh hoạt tổ chuyên môn theo từng tuần, tháng.

- Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt của tổ mình để thống nhất trong toàn tổ những quy định chuyên môn như:

+ Nội dung chương trình dạy. + Các loại hồ sơ chuyên mơn. + Phương pháp soạn giáo án.

+ Quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy.

+ Nội dung kiểm tra, cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh. + Những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học.

+ Bàn bạc, rút kinh nghiệm dạy học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. + Trao đổi, thảo luận những bài giảng khó trong chương trình giảng dạy.

- Hiệu trưởng phân công trong ban giám hiệu đi dự các buổi sinh hoạt ở các tổ chuyên mơn để nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)