3.3. Những biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng
3.3.7. Biện pháp 7: Quản lý công tác tự bồi dưỡng của giáo viên
* Mục đích:
Quản lý cơng tác tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
- Nâng cao ý thức của giáo viên về việc tự bồi dưỡng để rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Giúp cho giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy để từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Giúp cho hiệu trưởng biết rõ được năng lực của giáo viên để phân công chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.
* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về công tác tự học tự bồi dưỡng, hiệu trưởng tổ chức cho cán bộ giáo viên quán triệt về yêu cầu của công tác tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng. Phải coi vấn đề tự bồi dưỡng chuyên môn là quyền lợi và là nghĩa vụ đối với bản thân mỗi giáo viên.
- Tổ chuyên môn lên kế hoạch phân công giáo viên trong tổ giúp đỡ lẫn nhau, giáo viên có năng lực chun mơn vững kèm cặp giáo viên có năng lực chuyên môn yếu hơn, đối với giáo viên mới ra trường thì tổ trưởng phải phân công hướng dẫn chu đáo.
- Tất cả các giáo viên trong tổ đều phải có sổ tự học tự rèn, đây cũng là một hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên.
- Hàng năm cùng với đội ngũ tổ trưởng chun mơn, hiệu trưởng có kế hoạch phân loại đánh giá năng lực của từng giáo viên trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, việc đánh giá phân loại phải chính xác. Để phân loại đúng được giáo viên, hiệu trưởng phải nắm bắt qua nhiều luồng thông tin qua dự giờ thăm lớp, qua phiếu thăm dị học sinh, thơng qua tổ nhóm chun mơn. Phân loại đúng giáo viên giúp hiệu trưởng phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi
dưỡng giáo viên đúng năng lực làm cho công tác giảng dạy của giáo viên đáp ứng được yêu cầu của người học.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào như: tổ chức các chuyên đề khoa học, hội thi giáo viên giỏi cấp trường, phong trào dự giờ thăm lớp, các chuyên đề ngoại khóa…tất cả các hoạt động trên đều có tác dụng nâng cao năng lực chun mơn cho giáo viên.Vì vậy nhà trường phải có kế hoạch cụ thể để cho tất cả giáo viên tham gia.
- Kiểm tra và đánh giá công tác tự bồi dưỡng. Công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ rất cần được kiểm tra đánh giá theo từng giai đoạn: cuối học kỳ, cuối năm học khen thưởng giáo viên làm tốt nhắc nhở giáo viên làm chưa tốt.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Hiệu trưởng cần đánh giá đúng được năng lực hoạt động của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng. Đa dạng hố hình thức bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho giáo viên.
- Hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng môi trường văn hố học hỏi, mơi trường học tập trong giáo viên, nhằm kích thích động viên giáo viên thực hiện tự học để nâng cao trình độ.