Thực trạng vấn đề thực hiện các chức năng quản lí hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 70 - 74)

2.6. Thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên mô nở

2.6.2. Thực trạng vấn đề thực hiện các chức năng quản lí hoạt động

Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm và hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Các công việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ, tài chính… cuối cùng cũng nhằm mục đích phục vụ hoạt động chuyên môn. Hiệu trưởng các trường THCS huyện Sơng Lơ đã nhận thức đúng được vị trí và tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường. Với nhận thức đúng đắn như vậy, hiệu trưởng các trường THCS đã biết kết hợp hài hoà các biện pháp quản lý, kết hợp chặt chẽ việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn với các công tác khác để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Hầu hết hiệu trưởng các trường THCS đã kết hợp giữa kinh nghiệm với khoa học quản lý trong việc thực hiện quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Hoạt động của tổ chuyên mơn đa dạng, phong phú và có tính đặc thù. Ở mỗi một đơn vị, mỗi một nhà trường lại có những đặc điểm riêng về đội ngũ, về điều kiện thuận lợi và khó khăn khác nhau. Vì vậy, hiệu trưởng các trường THCS đã biết vận dụng linh hoạt nguyên tắc quản lý để đưa ra các biện pháp phù hợp và tương đối hiệu quả.

2.6.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS Đồng Thịnh và một sô trường THCS huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

* Đánh giá thuận lợi:

- Các hiệu trưởng đều được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý giáo dục (ít nhất là bồi dưỡng nghiệp vụ 6 tháng).

- Tổ trưởng chuyên môn đều được bổ nhiệm từ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trong cơng tác quản lý, nhiệt tình, trách nhiệm trong cơng việc.

- Trong quá trình quản lý và chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn, việc xây dựng kế hoạch quản lý của hiệu trưởng và kế hoạch hoạt động của tổ luôn bám sát mục tiêu đào tạo của Đảng, Nhà nước, ngành và điều kiện của địa phương.

- Việc xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn đã trở thành nề nếp hàng năm.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được trang bị tương đối đầy đủ và được các trường khai thác phục vụ trương đối cho các hoạt động chuyên môn.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học được chỉ đạo và thực hiện đồng bộ với việc đổi mới chương trình, nội dung, thiết bị dạy học.

- Đội ngũ giáo viên đến 2015 đã được chuẩn hố, u nghề, có ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, hàng năm Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, Phịng GD-ĐT Sơng Lơ đều tổ chức các cuộc thi năng lực cán bộ quản lý và giáo viên. Về cơ bản các giáo viên đã phát huy được tính tự giác, trách nhiệm.

* Đánh giá khó khăn:

- Đội ngũ giáo viên chưa cân đối về số lượng, chưa đồng đều về năng lực chuyên môn. Các môn Lý, Hố số lượng giáo viên cịn thiếu nên việc trao đổi kinh nghiệm chuyên mơn cịn hạn chế. Giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm, năng

lực giảng dạy ở mức độ đạt u cầu cịn nhiều, giáo viên dạy giỏi ít.

- Một số giáo viên ý thức chưa tốt, chưa thực hiện đúng quy chế chuyên môn, chưa thực hiện tốt các quy định về hoạt động chuyên môn.

- Tỉ lệ giáo viên giữa các nhà trường còn chênh lệch (trường thừa, trường thiếu), một số giáo viên cịn phải ln chuyển, tăng cường khơng theo ý muốn nên ảnh hưởng đến tâm lý trong công tác.

- Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động tổ chun mơn ít, vì vậy, nội dung và hình thức hoạt động tổ chun mơn đơi khi cịn nghèo nàn, mang tính hình thức.

* Ngun nhân và bài học thực tế

Qua quá trình điều tra thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của một số trường THCS huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc thấy rằng công tác quản lý chun mơn nói chung, cơng tác quản lý hoạt động tổ chun mơn nói riêng của hiệu trưởng tương đối bài bản, khoa học và có tác dụng nhất định. Nguyên nhân của những thành công là hiệu trưởng các trường THCS huyện Sông Lô đã nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng. Hiệu trưởng

đã nghiên cứu và bám sát nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo điều lệ trường phổ thông và các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT. Các biện pháp hiệu trưởng áp dụng vào thực tế cơ bản đã được nghiên cứu để phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tổ chun mơn của hiệu trưởng cũng có những hạn chế nhất định mà qua phần đánh giá thực trạng đã nêu rõ. Nguyên nhân của những hạn chế đó là hiệu trưởng các trường chưa chỉ đạo một cách đều tay như các hoạt động khác. Đôi khi lồng ghép việc quản lý chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn. Công tác kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn chưa thường xuyên; cán bộ quản lý dự sinh hoạt với tổ chun mơn ít.

Với những đánh giá thực trạng, phân tích làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn, vấn đề đặt ra cho cho công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Sông Lô như sau: Sông Lô là huyện miền núi, giáo viên phân bổ về tổ chuyên môn mỗi người một chuyên môn cho nên khơng có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn. Tổ chức các hoạt động chuyên môn không thể đi sâu vào từng mơn do lực lượng q mỏng. Vì vậy, cần có biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chun mơn mang tính đồng bộ, đặc biệt có thể tạo điều kiện cho giáo viên các trường THCS được tham gia các hoạt động chun mơn thường xun và có chất lượng.

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trường THCS Đồng Thịnh và một số trường THCS huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc vấn đề nổi bật là hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức rõ và đúng vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn, tầm quan trọng của công tác quản lý, các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng. Từ đó định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện khoa học và có tính khả thi.

Cơng tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường đã được hiệu trưởng quan tâm và triển khai tương đối có hiệu quả, 100% hiệu trưởng có kế hoạch quản lý hoạt động tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học. Chỉ đạo tương đối cụ thể, kịp thời về nội dung, hình thức các hoạt động chun mơn của các tổ chuyên môn.

Trong q trình quản lý hoạt động tổ chun mơn, hiệu trưởng đã quan tâm đến công tác kiểm tra để nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn. Các nhà trường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn bám sát nhiệm vụ năm học của các cấp, chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức các hoạt động đó đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp đổi mới nội dung, chương trình dạy học.

Hiệu trưởng các nhà trường đã áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên mơn vào q trình quản lý bước đầu đem lại hiệu quả, cơ bản giúp nhà trường thực hiện đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên chất lượng hoạt động của tổ chun mơn chưa cao, hình thức hoạt động chưa sáng tạo.

Tóm lại, hoạt động tổ chun mơn ở trường THCS Đồng Thịnh nói riêng và một số trường THCS ở huyện Sơng Lơ, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đã được tổ chức theo kế hoạch, bước đầu có kết quả khẳng định các biện pháp quản lý của hiệu trưởng tương đối phù hợp và có hiệu quả . Với điều kiện miền núi cịn nhiều khó khăn, hạn chế, nên hiệu trưởng, tổ trưởng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để quản lý tốt và nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn .

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG THỊNH – HUYỆN SÔNG LÔ –

TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)