Thực trạng các hoạt động của tổ chuyên mô nở một số trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 57 - 68)

2.5. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên mô nở trƣờng THCS Đồng

2.5.2. Thực trạng các hoạt động của tổ chuyên mô nở một số trường

huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây

2.5.2.1. Hoạt động dự giờ thăm lớp

Hoạt động dự giờ thăm lớp là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động tổ chuyên môn. Trong các nhà trường THCS huyện Sông Lô hoạt động này được triển khai trong suốt cả năm học. Ngay từ đầu năm học các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt thao giảng kỷ niệm các ngày lễ trong năm học: ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Đảng 3-2, ngày thành lập Đoàn 26-3, ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5…. Giáo viên đã có phương án xây dựng trong kế hoạch giảng dạy của mình, bố trí, sắp xếp để dự được 100% các giờ thao giảng của đồng nghiệp, dự giờ theo chỉ tiêu quy định. Sau khi tổ chức thao giảng, tổ chuyên môn tiến hành rút kinh nghiệm giờ dạy. Đối với các bài dạy khó, tổ bàn bạc và đi đến thống nhất lựa chọn phương pháp dạy. Qua các đợt thao giảng hoàn thiện thêm cho giáo viên về năng lực giảng dạy, khả năng sáng tạo trong thiết kế bài dạy.

Giáo viên duy trì hoạt động dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm thường xuyên coi đó cũng là một phương pháp tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân và đồng nghiệp. Theo chỉ đạo từ Bộ Giáo dục về hướng dẫn hoạt động dự giờ [2, tr.17], giáo viên đã thực hiện được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, thay đổi mục đích của việc dự giờ từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học tập, bởi dự giờ để đánh giá sẽ không thể tạo ra bầu khơng khí mà trong trong đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong quá trình dạy học. Điều đó sẽ hạn chế việc phát triển năng lực chuyên mơn của giáo viên vì sự phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên gắn liền với các mối quan hệ giữa giáo viên với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giữa giáo viên với nhau. Dự giờ là dịp để tất cả giáo viên thiết kế lại bài học dựa trên thực tế đã xảy ra trong tiết dạy minh họa. Thực tế tiết dạy minh họa giúp thấy rõ ý thức, thái độ, phản ứng của học sinh từ đó nghiên cứu xây dựng cách thức đáp lại phản ứng đó, xem xét lại cách tổ chức hoạt động học tập, ra bài tập cũng như việc hướng dẫn học ở nhà để cải tiến việc học của học sinh.

Thứ hai, làm thay đổi suy nghĩ của giáo viên về việc dự giờ. Từ chỗ SHCM để "phán xét" lẫn nhau thành SHCM để phản hồi. Thông qua dự giờ giáo viên khác, mỗi cá nhân cần nhìn lại chính mình. Có thể mỗi giáo viên cũng đã trải qua tình huống tương tự như vậy, cần phản ứng thế nào khi đó và làm thế nào với tình huống tương tự trong tương lai.

Thứ ba, khi dự giờ bên cạnh việc quan sát cách tổ chức lớp học, các hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên cần tập trung vào việc quan sát thực tế học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động của học sinh. Do đó cũng cần lưu ý giáo viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian lớp học, nên ngồi hai bên hoặc phía trên. Người dự khơng nên can thiệp vào việc học của học sinh như mượn sách vở, ghế ngồi hoặc trao đổi với nhau làm người dạy cũng như học sinh mất tập trung.

Đặc biệt, khi thảo luận về tiết học học đã thực hiện theo quy trình sau:

Mở đầu, tạo điều kiện cho giáo viên dạy nêu mục tiêu, ý tưởng xây dựng trong thiết kế bài dạy, những ý tưởng đã thực hiện được, những ý tưởng chưa thực hiện được, những tình huống phát sinh đã thực hiện trong khi tiến hành bài học; những điều thấy tâm đắc và cả những điều tự thấy mình chưa hài lịng.

Khi thảo luận, nội dung trao đổi tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của học sinh: hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay? Tình huống nào tốt? Học sinh nào, nhóm nào hoạt động hiệu quả, lí do? Học sinh nào chưa tập trung chú ý vào việc học, vì sao?... Giáo viên dự giờ cũng cần trao đổi về những khả năng học sinh đạt được trong thực tế giờ học rồi đem đối chiếu với ý định của giáo viên dạy.

Đã tránh cách nói: "Theo tơi phải thế này, thế kia...", "Nếu tôi dạy bài này, tôi sẽ làm thế này, thế kia..." bởi mỗi giờ học có rất nhiều cách dạy khác nhau.

Đối với người chủ trì, tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu; tìm hiểu ý nghĩa của những ý kiến đóng góp nhằm làm sáng tỏ những gì họ muốn phát biểu thì mọi người sẽ học hỏi được nhiều điều; không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi giáo viên tự phát triển khả năng tổng kết của mình.

2.5.2.2. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

Việc đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành cơng việc chính trong hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn trong các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Qua điều tra thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở 5 trường trung học cơ sở (Đồng Thịnh, Đức Bác, Yên Thạch, Cao Phong, Tứ Yên) 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều nhận thức rõ việc đổi mới phương pháp dạy học là quy luật tất yếu khách quan trong các nhà trường hiện nay, xuất phát từ việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành cho đất nước.

Tác giả đã trao đổi với cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường quan điểm về đổi mới dạy học, đa số người được hỏi đều khẳng định tầm quan trọng của đổi mới dạy học, mọi người đều thống nhất khi khẳng định rằng: Phương pháp dạy học phải phù hợp với nội dung, chương trình; chỉ có thực sự đổi mới phương pháp dạy học thì mới nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường; tiến hành đổi mới phương pháp dạy học thì mới thực hiện được mục tiêu giáo dục, đáp ứng được yêu cầu về giáo dục đào tạo của thời đại. Đồng thời mọi người cũng bày tỏ quan điểm đổi mới phương pháp dạy học:

- Đổi mới phương pháp dạy học không phải là thay cái cũ bằng cái mới mà thực chất là đổi mới tư duy trong việc vận dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lý vào bài giảng, vào môn học. Ngay từ khi chưa đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa thì người giáo viên đã thực hiện tổ chức các hoạt động cho học sinh nắm bắt kiến thức mới như hiện nay. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo là người thầy vẫn chưa tạo được điều kiện tối đa cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Giáo viên còn làm việc nhiều và đơi khi cịn áp đặt đối với học sinh. Đổi mới phương pháp là người dạy phải biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách hài hòa trong giờ dạy để làm cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và hiệu quả nhất - lấy học sinh làm trung tâm, người thầy tổ chức hoạt động học cho học sinh chứ không phải người thầy truyền thụ kiến thức một chiều. Người thầy đóng vai trị định hướng và hỗ trợ học sinh. Học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

- GV biết phân loại phương pháp theo đặc điểm nhận thức của người học: + Phương pháp thuyết trình – minh họa (thơng báo thông tin – thu nhận) + Phương pháp tái tạo (lặp lại, thao tác theo mẫu cho sẵn)

+ Phương pháp nêu vấn đề - tình huống

+ Phương pháp khám phá sáng tạo. Phương pháp này rất được chú trọng vì nó “nhằm đến mục tiêu giúp người học Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá, đưa ra

quan điểm, ý kiến riêng về những vấn đề của nội dung dạy học” [8, tr. 152]

- Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm mục đích phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh, tránh làm cho học sinh học tập một cách thụ động.

- Đổi mới phương pháp dạy học phải phải tiến hành đồng bộ với các quá trình đổi mới khác trong nhà trường như: nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.

* Trong 5 năm qua thực hiện nghị quyết của ngành về cuộc cách mạng đổi mới phương pháp dạy học, Phịng giáo dục và đào tạo huyện Sơng Lơ đã chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn huyện tích cực thực hiện chủ trương này trong hoạt động chuyên môn. Dự 102 giờ của giáo viên thuộc các tổ chuyên môn của 5 trường THCS được kết quả cụ thể như:

- 100% thay đổi hình thức soạn giáo án phù hợp với đặc thù của từng bộ mơn. Giáo án có thể soạn 2, 3 cột gồm hoạt động của thầy, hoạt động của trò, nội dung cần ghi bảng. Chú trọng thiết kế các hoạt động cho học sinh tiếp thu kiến thức bài học. Tăng cường tổ chức cho học sinh các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân bằng các phiếu hoạt động học tập. Nâng cao chất lượng hệ thống câu hỏi trong tiết học và trong đề kiểm tra.

- 85% giáo viên khai thác và sử dụng triệt để các thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm hiện có vào việc giảng dạy.

- 88% giáo viên soạn bài trên máy tính, đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu, nội dung, phương pháp giảng dạy ngày càng hoàn thiện hơn.

- 35% giáo viên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy (soạn giáo án điện tử, giảng dạy bằng máy chiếu…)

- Trên 70% GV đã tự làm đồ dùng dạy học

- Từ năm học 2012 – 2013 đến nay nhà trường tiếp cận và thực hiện dạy học tích hợp và dạy học phân hóa

2.5.2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học

Hoạt động nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm là công việc rất cần thiết trong hoạt động giáo dục. Nghiên cứu khoa học để tìm tịi cái mới, sáng tạo. Viết sáng kiến kinh nghiệm để đúc kết lại những bài học kinh nghiệm, lưu lại để vận dụng vào thực tiễn. Tham khảo một số sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý và giáo viên dạy giỏi thuộc ở huyện Sông Lô từ năm 2012 đến năm 2016 đã có những sáng kiến có hiệu quả rõ dệt được áp dụng rộng rãi như các sáng kiến và đề tài sau:

- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đồng Thịnh, tác giả Hà Khắc Khoan, Hiệu trưởng trường THCS Đồng Thịnh, năm 2016

- Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chun mơn theo nghiên cứu bài học, tác giả Trần Văn Khánh, Tổ trưởng Tổ KHTN trường THCS Tứ Yên , năm 2014

- Các dạng bài tập Di truyền học, tác giả Nguyễn Thị Hạnh, giáo viên trường THCS Đồng Thịnh, năm 2016

- Tổ chức ngày hội thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tác giả Khổng Thị Hồng Loan, giáo viên trường THCS Cao Phong, năm 2013.

Để có những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị, ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Sông Lô đã chỉ đạo các nhà trường, hướng dẫn cho các giáo viên trong tổ đăng kí đề tài, sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu và thực nghiệm ít nhất trong 1 năm học. Tất cả các nhà trường đều thành lập hội đồng khoa học chấm các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm và xếp loại. Phòng Giáo dục và đào tạo thành lập hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm của ngành và chọn ra những sáng kiến kinh nghiệm để triển khai thực hiện và dự thi các cấp.

giáo viên phải thật sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Trước hết giáo viên phải hiểu được ý đồ của bài dạy, nắm chắc phương pháp giảng dạy bộ môn, kiến thức học sinh cần phát hiện được khi quan sát đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng.

Qua các đợt thi đua tổ chức trong năm học các nhà trường thường xuyên phát động phong trào làm đồ dùng dạy học với yêu cầu trong năm học mỗi giáo viên phải làm từ một đến hai đồ dùng dạy học có chất lượng.

Phong trào thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật được GV và nhà trường và các em học sinh ủng hộ nhiệt tình, nhiêm túc và hiệu quả, hàng năm nhà trường có 2 đến 3 sản phẩm dự thi cấp huyện, và đều có sản phẩm dự thi cấp tỉnh.

Việc nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học đã trở thành động lực thúc đẩy các cán bộ, giáo viên trong các nhà trường THCS huyện Sông Lô phấn đấu vươn lên khẳng định mình trước sự đổi mới của giáo dục.

2.5.2.4. Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Ngồi cơng việc chính dạy đại trà thì cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm trong các nhà trường.

Phỏng vấn trực tiếp 9 tổ trưởng, tổ phó chun mơn của 5 trường THCS thì thấy rằng cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được các nhà trường chú trọng.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, định hướng cho GV bộ môn xây dựng kế hoạch tuyển chọn, thành lập đội tuyển ngay từ đầu năm học. Thường thường đội tuyển được duy trì từ khối 6 cho đến khối 9. Các năm học tiếp theo chỉ phát hiện bổ sung thêm học sinh có năng khiếu (nếu có). Đây là cơng việc thường xun và trở thành một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng. Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi (thành lập các đội tuyển bồi dưỡng để thi cấp tỉnh) đã trở thành quy chế trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong các nhà trường THCS huyện Sơng Lơ.

Ngồi bồi dưỡng học sinh giỏi các trường luôn chú trọng việc phụ đạo học sinh yếu, kém. Việc tổ chức dạy phụ đạo không thu tiền cho học sinh trong suốt năm học bình quân 1tiết/1 giáo viên/1 tuần.

2.5.2.5. Hoạt động tổ chức và tham gia các kỳ thi

học sinh. Trong các kỳ thi này hiệu trưởng và các tổ trưởng chun mơn vừa có vai trị chỉ đạo, vừa có vai trò tổ chức (tùy theo cấp tổ chức) và dễ thấy do có nhiều kỳ thi được cấp trên yêu cầu giáo viên và học sinh tham dự, dẫn đến việc nhà trường và tổ chun mơn cịn rất ít thời gian để tự tổ chức các cuộc thi, tạo khơng khí vui vẻ trong nhà trường.

- Đối với giáo viên: + Thi GV dạy giỏi

+ Thi soạn giáo án E_learning + Thi giáo án tích hợp

+ Khảo sát năng lực chuyên môn + Hướng dẫn học sinh thi NCKHKT

+ Hướng dẫn học sinh thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tế

+ Thi làm đồ dùng dạy học

+ Thi cán bộ thư viện, thiết bị giỏi - Đối với học sinh:

+ Thi học sinh giỏi + Thi NCKHKT

+ Thi vận dụng kiến thức lien mơn để giải quyết các tình huống trong thực tế + Thi giải Toán bằng Tiếng việt trên mạng (Violympic)

+ Thi giải Toán bằng Tiếng anh trên mạng + Thi giải Tiếng anh trên mạng (I OE) + Thi giải tốn trên máytính cầm tay + Thi an tồn giao thơng

+ Các cuộc thi tìm hiểu

2.5.2.6. Chất lượng hoạt động chuyên môn các trường THCS huyện Sông Lô

Thông qua số giờ tổ chuyên mơn đi dự và kiểm tra hồ sơ định kì, kết quả đánh giá giờ dạy, xếp loại hồ sơ chuyên môn được thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thống kê xếp loại giờ dạy và hồ sơ chuyên môn của 5 trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)