Khái quát về Giáo dục và đào tạo huyện Sông Lô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 50 - 52)

Trải qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sơng Lơ ln đồn kết, chủ động phát huy các nguồn lực, từng bước khắc phục và vượt qua khó khăn, thử thách tạo bước phát triển tồn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội, trong đó, nổi bật là lĩnh vực Giáo dục và đào tạo.

Những ngày đầu huyện mới được thành lập, thực trạng ngành GD&ĐT của huyện gặp rất nhiều khó khăn. Quy mơ mạng lưới trường lớp chưa hoàn thiện, cơ sở vật chất cũng như các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học cịn nhiều thiếu thốn, chưa có trường chất lượng cao, chưa có Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường dạy nghề nên việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên cũng như bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đều rất khó thực hiện. Thực trạng “trường thiếu - thầy yếu” diễn ra ở hầu hết các xã, thị trấn trong toàn huyện.

thấp (5/17 trường mầm non, 7/19 trường tiểu học và 1/17 trường THCS), chiếm tỷ lệ 24,52%, thấp nhất so với các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Để từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng GD&ĐT, ngày 29/10/2009, BCH Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU về phát triển sự nghiệp GD&ĐT huyện Sông Lô giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Trải qua hơn 5 năm triển khai, thực hiện nghị quyết, ngành Giáo dục huyện đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành của tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cùng sự tham gia đóng góp của đơng đảo người dân trên địa bàn. Nhờ đó, sự nghiệp GD&ĐT của huyện đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Đến nay, quy mô, mạng lưới trường lớp đã được đầu tư xây dựng tương đối ổn định, cơ sở vật chất dần được kiên cố hoá, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy từng bước đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Cả ba cấp học mầm non, tiểu học và THCS tồn huyện có 54 trường. Nhiều trường đã đầu tư phòng học bộ mơn, phịng chức năng với đầy đủ thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học.

Cơng tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các nhà trường đã được quan tâm thực hiện. Đến nay, 100% cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy ở cả 3 cấp học đều đạt chuẩn và trên chuẩn.

Các nhà trường đã tích cực đổi mới cơng tác quản lý cũng như kỹ năng và phương pháp giảng dạy; tăng cường vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tạo bước đột phá trong chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng HSG.

Chất lượng giáo dục đại trà được quan tâm, thông qua việc kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng để bàn giao học sinh lên lớp đối với từng cấp học; lấy chất lượng tuyển sinh đầu cấp làm thước đo đánh giá chất lượng giáo dục đại trà.

Năm học 2015-2016, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được huy động đến trường mầm non đạt 55,9%; 100% số trẻ 5 tuổi ra lớp; 99,3% số học sinh bậc tiểu học được đánh giá hồn thành chương trình lớp học và 100% học sinh lớp 5 được xét hồn thành chương trình cấp học. Tỷ lệ học sinh bậc THCS được xét xếp loại học lực

từ trung bình trở lên chiếm 94,6%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, năm học 2015-2016, tồn huyện đã có 350 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Phát huy những kết quả đã đạt được, ngành GD&ĐT huyện Sông Lô đã đề ra một số giải pháp trọng tâm nhằm đổi mới căn bản và toàn diện chất lượng giáo dục trên địa bàn trong những năm tiếp theo: tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất giáo dục toàn diện, trọng tâm là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học cho học sinh.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách về cơ sở vật chất, chất lượng cán bộ, giáo viên và học sinh giữa các xã trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lực xã hội cho phát triển GD&ĐT nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” gắn với phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp học gắn với đổi mới công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy và học. Chú trọng giáo dục hướng nghiệp, tập trung phát triển đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của địa phương và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)