Việc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THCS Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc được dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn mà tác giả đã nghiên cứu ở Chương 1, Chương 2 của luận văn. Để đạt được
hiệu quả như mong muốn, các biện pháp phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc
Biện pháp quản lý hoạt động TCM về cơ bản phải nằm trong tổng thể hoạt động quản lý chung của nhà trường thông qua việc thực hiện và vận dụng theo các quy định, quy chế đã được ban hành trong điều lệ trường phổ thông. Các biện pháp quản lý không thể tách rời nhau mà phải gắn kết giữa biện pháp này với biện pháp khác thành một hệ thống nhằm đảm bảo sự tồn diện. Nếu khơng tn thủ ngun tắc này, các biện pháp quản lý hoạt động TCM sẽ khó có thể thực hiện được.
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý đều xuất phát từ địi hỏi của thực tiễn. Do đó, muốn áp dụng thành công biện pháp quản lý trong lĩnh vực nào đó thì cần phải nắm chắc được u cầu của thực tiễn đang đặt ra. Thực tiễn cơng tác QLGD chính là dựa trên cơ sở xu thế, tình hình chung của mơi trường giáo dục song cũng phải phù hợp với điều kiện giáo dục, chủ thể cũng như khách thể giáo dục, hồn cảnh mang tính đặc thù của địa phương, chất lượng giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp quản lý. Thực tiễn cũng đã có những biện pháp quản lý khi đưa ra tưởng chừng là phù hợp nhưng trong quá trình thực thi mới sinh ra những bất cập, phản tác dụng, ảnh hưởng không tốt đến q trình giáo dục. Do đó, nhà quản lý cần phải thận trọng khi đưa ra các biện pháp quản lý, biết điều chỉnh, dừng lại hoặc hoãn thực thi nếu như chưa đảm bảo nguyên tắc này.
3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả chính là kết quả cuối cùng trong quá trình quản lý sẽ đạt được mà các biện pháp quản lý cần phải đưa ra. Tính hiệu quả khơng chỉ thể hiện ở từng biện pháp riêng lẻ mà là sự gắn kết thống nhất giữa các biện pháp trong từng khâu của quá trình quản lý hoạt động TCM nhưng tựu trung lại đều mang đến mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả và chất lượng trong công tác quản lý hoạt động của TCM.
3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa là một nguyên tắc nhằm phát huy những điểm mạnh từ thực tiễn QLGD và phát triển nó lên ở một mức độ cao hơn. Vì vậy, các biện pháp đưa ra phải kế thừa và phát huy những điểm mạnh trong quản lý của q trình trước đó và xem đây như là một nguyên tắc không thể thiếu.
3.3. Những biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng THCS Đồng Thịnh đáp ứng yêu cầu đổi mới