Các yêu cầu quản lý tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 38)

1.4. Các nội dung quản lý hoạt động của tổ chuyên mô nở trƣờng THCS

1.4.3. Các yêu cầu quản lý tổ chuyên môn

1.4.3.1. Phổ biến, quán triệt chức năng, nhiệm vụ của Tổ chuyên môn a. Chức năng Tổ trưởng chuyên môn

- Tổ trưởng chuyên môn giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học;

- Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.

- Tổ trưởng chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong nhà trường.

- Tổ trưởng chun mơn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, theo phân phối chương trình mơn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.

Do đó, tổ trưởng chun mơn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chun mơn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh.

Tổ trưởng chun mơn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, cơng bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.

b. Nhiệm vụ Tổ chuyên môn

Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn quy định theo thông tư Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 3 năm 2011)

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối

chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

Tổ chuyên mơn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu [25, tr. 13]

1.4.3.2. Tăng cường vai trị của tổ trưởng chun mơn trong quản lý dạy học ở nhà trường

a. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mơn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó…)

- Tổ chức bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm ....)

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định)

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...)

- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học)

- Các hoạt động khác: đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên... việc này địi hỏi tổ trưởng chun mơn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công

b. Quản lý học tập của học sinh

- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ mơn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng) [3, tr.7]

1.4.3.3. Quản lý sinh hoạt TCM

- Sinh hoạt TCM là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chun mơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt TCM sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt TCM cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.

- Thông qua sinh hoạt chuyên môn để thảo luận, đánh giá, thống nhất định hướng nội dung, phương pháp giảng dạy các bài học, có thể góp ý các tiết dạy dự giờ thao giảng đồng nghiệp để học hỏi lẫn nhau, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề.

- Việc sinh hoạt TCM thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường phổ thông (2 tuần/lần). Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ yêu cầu về tính chất, nội dung cơng việc.

- Nội dung sinh hoạt TCM thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc và hoặc mang tính hành chính).

- Người quản lý nắm bắt thơng tin, tình hình của TCM, kiểm tra biên bản sinh hoạt của TCM để đánh giá hiệu quả sinh hoạt chun mơn, góp ý kịp thời để khắc phục những tồn tại để từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.

1.4.3.4. Đánh giá chất lượng hoạt động TCM

Theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường phổ thông ban

hành theo Quyết định số 80/2008/QĐ - BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bô ̣ Giáo dục và Đào ta ̣o : TCM của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định

a. Có kế hoạch cơng tác và hồn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học

- Kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác

- Kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém - Kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa, báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm. - Văn bản của lãnh đạo nhà trường về việc nhận xét thực hiện các nhiệm vụ năm học của Tổ chun mơn

- Các minh chứng khác (nếu có)

b. Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác

- Biên bản sinh hoạt chun mơn của tổ hoặc nhóm chun mơn

- Sổ nhật ký hoặc biên bản đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ

- Biên bản đánh giá, xếp loại giáo viên

- Các thông tin, minh chứng khác liên quan đến chỉ số.

c. Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng

- Biên bản rà sốt, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao của TCM.

- Biên bản chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới, các biện pháp mới vào kế hoạch.

1.4.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra giáo viên và TCM.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, chuyên đề, đột xuất, định kỳ đối với cán bộ giáo viên và tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học.

- Tổ chuyên môn chủ động đề xuất kế hoạch kiểm tra của tổ báo cáo cho nhà trường để lãnh đạo nhà trường kiểm tra 100 % giáo viên của tổ trong một năm dưới hình thức đột xuất, chun đề, tồn diện.

- Nhà trường kiểm tra hồ sơ các TCM theo từng học kỳ, 100% TCM được kiểm tra.

- Sau khi kiểm tra, lãnh đạo nhà trường tổng kết, đánh giá để giáo viên, TCM thấy được ưu, khuyết điểm để rút kinh nghiệm hoạt động có hiệu quả hơn.

1.4.3.6. Đánh giá mối quan hệ giữa TCM với Ban giám hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường

a. Đối với Ban giám hiệu

- TCM là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thơng tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của họ từ đó phân cơng giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên.

- Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp…

b. Đối với công tác chủ nhiệm

Mối quan hệ giữa TCM và công tác chủ nhiệm sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào cơng tác giáo dục tồn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.

c. Đối với Chi bộ Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên

- Trong Tổ chun mơn có các thành viên là Đảng viên sẽ góp phần truyền đạt chủ trương, nghị quyết của Chi bộ Đảng đến TCM mơn kịp thời, chính xác hơn. Các tổ viên là Đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

- TCM cũng hỗ trợ hoạt động của Cơng đồn, Đồn thanh niên, tăng cường công tác bồi dưỡng các Đoàn viên ưu tú, giới thiệu cho Đảng kết nạp để tổ có thêm đảng viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác điều hành, quản lý, phổ biến các nghị quyết của Chi bộ.

* TCM không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với các TCM khác, với Ban Giám hiệu nhà trường, với Cơng đồn, Đồn Thanh niên. Các mối quan hệ trên phải được thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì hoạt động của TCM mới đạt hiệu quả .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)