Thực trạng hoạt động quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo ở trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng (Trang 70 - 76)

2.4. Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng

2.4.2. Thực trạng hoạt động quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo

2.4.2.1. Thực trạng về sử dụng hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo.

Hiện nay nhà trƣờng chủ yếu sử dụng các trang thiết bị phục vụ đào tạo (gọi tắt là trang thiết bị đào tạo) đã quá cũ và một lƣợng trang thiết bị đào tạo đƣợc đầu tƣ mới. Qua tìm hiểu thực trạng sử dụng ở nhà trƣờng: Loại hình trang thiết bị đào tạo đƣợc sử dụng nhiều và có hiệu quả nhất là các trang thiết bị dạy học thực hành.

Các phòng học thực hành: Điện, Điện tử, Tiện-Phay CNC đƣợc đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại và đã đƣợc sử dụng hiệu quả. Các trang thiết bị dạy học cho các môn Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng-An ninh chƣa đƣợc sử dụng nhiều.

Năng lực GV dạy thực hành, thí nghiệm ở một số mơn và các ngành học có đủ trình độ và chun mơn tốt, giáo viên dạy thực hành sử dụng trang thiết bị đào tạo thƣờng xuyên, do vậy việc bảo quản và sử dụng trang thiết bị đào tạo khơng gặp nhiều khó khăn.

Các phiếu điều tra đề cập đến nhiều khía cạnh của trang thiết bị đào tạo. Trong phạm vi của đề tài, chúng tơi chỉ thu thập những số liệu có liên

quan đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị đào tạo, từ đó phân tích các ngun nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị đào tạo và đó cũng là cơ sở để đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị đào tạo.

Để có cơ sở đánh giá cơng tác quản lý TBĐT của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp quốc phịng trong giai đoạn qua, chúng tơi đã tổ chức điều tra bằng phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý và giảng viên trong trƣờng, trong đó có các nội dung về vấn đề cung cấp đầy đủ, kịp thời; vấn đề bảo quản, sử dụng TTBĐT.

Tổng số phiếu điều tra: 100 phiếu, Số phiếu thu về: 100 phiếu.

Bảng 2.5. Kết quả trả lời các phiếu điều tra về vấn đề cung cấp đủ, thường xuyên, kịp thời TBĐT

Vấn đề cung cấp đủ, thƣờng xuyên, kịp thời TBĐT Số lƣợng Phiếu Tỷ lệ %

Đủ 20 20,0

Tạm đủ 42 42,0

Còn thiếu 38 38,0

Đơn vị có kế hoạch chuẩn bị, bổ sung TBĐT từ đầu

năm học 65 65,0

Đƣợc đáp ứng kịp thời khi có yêu cầu bổ sung TBĐT 45 45,0

Bảng 2.6. Kết quả trả lời các phiếu điều tra về vấn đề chất lượng của TBĐT

Vấn đề chất lƣợng của TBĐT Số lƣợng Tỷ lệ %

Tốt 12 12,0

Khá 21 21,0

Trung bình 64 64,0

Cịn yếu 3 3,0

Bảng 2.7. Kết quả trả lời các phiếu điều tra về vấn đề bảo quản thiết bị đào tạo

Vấn đề bảo quản TBĐT Số lƣợng Tỷ lệ %

Tốt 12 12,0

Khá 15 15,0

Trung bình 65 65,0

Yếu 8 8,0

1.TBĐT đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng thƣờng xuyên, đúng quy trình 23 23,0 2. Phịng thực hành, thí nghiệm có đủ sổ sách ghi chép theo dõi 45 45,0 3. Có đủ tài liệu hƣớng dãn bảo quản, sử dụng TBĐT 65 65,0 4. Thấy TBĐT thƣờng xuyên tốt khi cần sử dụng

Bảng 2.8. Kết quả trả lời các phiếu điều tra về vấn đề sử dụng thiết bị đào tạo

Nội dung hỏi và trả lời Số

lƣợng Tỷ lệ % Vấn đề sử dụng TBĐT: Tốt 10 10,0 Khá 26 26,0 Trung bình 52 52,0 Yếu 12 12,0

1. Thƣờng xuyên sử dụng TBĐT trong giờ giảng 67 67,0 2. Cảm thấy phức tạp, vất vả hơn khi sử dụng TBĐT 56 56,0 3. Khi cần là có thể đƣợc sử dụng TBĐT do đơn vị khác quản lý 8 8,0 4. Cảm thấy chƣa thành thạo khi sử dụng TBĐT 56 56,0

5. Đƣợc tổ chức hƣớng dẫn sử dụng TBĐT 25 25,0

6. Trong sinh hoạt chuyên môn thƣờng xuyên bàn đến sử dụng TBĐT 20 20,0

Nhận xét: Từ số liệu trong các Bảng 2.5, 2.6, 2.7, 2.8 ở trên cho thấy:

Nhìn chung số lƣợng thiết bị đào tạo cịn thiếu (có 38% số phiếu đánh giá), chất lƣợng ở mức trung bình.(với 64% số phiếu đánh giá). Chứng tỏ việc cung cấp, bổ sung TBĐT là không thƣờng xuyên. Trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, có nguyên nhân là do đơn vị chƣa làm tốt việc làm kế hoạch, chuẩn bị bổ sung TBĐT ngay từ đầu năm học.

Vấn đề bảo quản TBĐT cũng ở mức trung bình (với 65% số phiếu đánh giá) do nhiều nguyên nhân, trong đó có ngun nhân là thiếu một quy trình bảo quản rõ ràng, chặt chẽ. TBĐT không đƣợc thƣờng xuyên bảo trì, bảo dƣỡng (chỉ có 23% số phiếu đánh giá là TBĐT đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng thƣờng xuyên) Hệ thống sổ sách ghi chép theo dõi khơng đầy đủ (chỉ có 45% số phiếu đánh giá các phịng thí nghiệm, thực hành có đủ sổ sách ghi chép), khơng ghi chép thƣờng xun. Tất cả dẫn đến tình trạng khơng phải lúc nào cũng có 100% TBĐT ở trạng thái tốt.

Vấn đề sử dụng TBĐT cũng ở mức trung bình (với 52% số phiếu đánh giá), do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là cán bộ giảng viên không đƣợc huấn luyện sử dụng TBĐT (chỉ có 25% đƣợc huấn luyện), mà

chủ yếu tự đọc tài liệu và phổ biến lẫn nhau. Nhiều giảng viên cảm thấy phức tạp, vất vả khi cần sử dụng TBĐT (56%). Trong sinh hoạt chuyên môn tại tổ môn, vấn đề sử dụng TBĐT ít đƣợc đề cặp tới (chỉ có 20%). Tất cả dẫn tới tình trạng nhiều giảng viên cảm thấy ngại sử dụng TBĐT. Nhiều phịng thí nghiệm, thực hành có TBĐT nhƣng tần suất sử dụng thấp, gây lãng phí.

2.4.2.2. Thực trạng về quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo

Công tác quản lý thiết bị phục vụ đào tạo (thiết bị đào tạo) bao gồm nhiều khâu: Sử dụng, bảo dƣỡng, sửa chữa và thanh lý thiết bị.

a. Công tác bảo quản, bảo dưỡng thiết bị đào tạo

Bảo dƣỡng, bảo quản thì thiết bị đầu tƣ mới chƣa thực sự có hiệu quả. Việc bảo quản, bảo dƣỡng trang thiết bị đào tạo ở trƣờng Cao đẳng Cơng nghiệp quốc phịng vẫn đƣợc thực hiện nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và khơng có kế hoạch bảo dƣỡng định kỳ và thƣờng xuyên.

Theo số liệu thu đƣợc qua điều tra thì có tới 64,7% số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến đánh giá: công tác bảo trì, bảo dƣỡng các trang thiết bị cịn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và chƣa thực hiện thƣờng xuyên. Trong thực tế chỉ khi máy móc, thiết bị bị trục trặc hoặc hỏng hóc khơng sử dụng đƣợc nữa đơn vị mới đề nghị sửa chữa. Khi sửa chữa thiết bị hỏng hóc tại các đơn vị đều đƣợc tiến hành theo quy trình sau: Đơn vị quản lý thiết bị gặp hỏng hóc có đơn đề nghị, phòng Kỹ thuật - Vật tƣ cho mời nhân viên kỹ thuật đến khảo sát, lên dự toán về giá cả sửa chữa. Lãnh đạo phòng Kỹ thuật-Vật tƣ và ban Tài chính xem xét trình Ban Giám hiệu phê duyệt rồi mới cho tiến hành sửa chữa.

Các cơng đoạn này nghe ra thì đơn giản, nhƣng khi thực hiện lại gặp những khó khăn khơng nhỏ. Xin đƣợc đủ ý kiến của những bộ phận có liên quan thì thời gian khơng thể tính bằng đơn vị "ngày" mà phải tính bằng đơn vị "tuần lễ" vì khơng phải lúc nào cán bộ phụ trách những phần việc này cũng có mặt tại cơng sở. Những vƣớng mắc thực tế đó làm thời gian sửa chữa bị chậm lại, nhiều khi dẫn đến máy móc để lâu chƣa kịp sửa chữa bộ phận này, bộ phận khác đã lại tiếp tục hỏng.

b. Công tác quản lý sử dụng hệ thống thiết bị đào tạo

Nhƣ trên đã trình bày, thiết bị đào tạo đƣợc lắp đặt và sử dụng cho các giảng đƣờng, các phịng thí nghiệm, xƣởng thực hành. Tuỳ theo chức năng, nơi sử dụng và mức độ đầu tƣ thiết bị đào tạo mà có cơ chế sử dụng, quản lý khác nhau. Trong đề tài này chúng tôi nêu rõ cơ chế quản lý sử dụng thiết bị đào tạo của nhà trƣờng.

* Quản lý thiết bị tại các giảng đƣờng

Các giảng đƣờng, phòng học và hệ thống thiết bị phụ trợ (âm thanh, máy tính, bảng viết…) do nhân viên phụ trách giảng đƣờng quản lý (nhân viên của phòng Đào tạo). Nhân viên phụ trách giảng đƣờng căn cứ vào thời khoá biểu của trƣờng để mở cửa và giao các trang thiết bị (micrô…) cho các lớp có sử dụng phịng học. Hết giờ lớp trƣởng bàn giao lại cho nhân viên quản lý giảng đƣờng.

Trong nhà trƣờng hiện có 2 phịng học đa năng có hệ thống thiết bị dạy học khá đầy đủ, đạt tiêu chuẩn của phòng học hiện đại: Camera, Projectơ, Tivi, Máy tính... Quản lý và sử dụng các phịng học hiện đại này là đội ngũ các nhân viên có khả năng sử dụng tốt các thiết bị hiện đại.

* Quản lý thiết bị đào tạo tại các phịng thí nghiệm, xƣởng thực hành: Nhà trƣờng giao cho các khoa trực tiếp quản lý những phịng thí nghiệm, xƣởng thực hành chuyên môn để phục vụ đào tạo và chịu trách nhiệm trƣớc Ban chủ nhiệm khoa trong việc bảo quản, khai thác và sử dụng hiệu quả các thiết bị phục vụ nhiệm vụ đào tạo.

c. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nhân viên kỹ thuật sử dụng thiết bị phục vụ đào tạo

Nhƣ chúng ta đã biết, với sự phát triển của khoa học công nghệ, trang thiết bị đào tạo trong các nhà trƣờng cũng không ngừng đƣợc nâng cấp, trang thiết bị ngày càng hiện đại. Trƣớc sự phát triển khơng ngừng của các trang thiết bị hiện đại địi hỏi cán bộ quản lý lãnh đạo trong nhà trƣờng phải đặc biệt quan tâm đến việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ sử dụng thiết bị đào tạo

cho đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên nói riêng. Nếu cơ sở vật chất: Giảng đƣờng, phịng thí nghiệm, xƣởng thực hành, có hiện đại đến đâu, cơng tác quản lý thiết bị dù tốt đến mấy nhƣng nếu thiếu đội ngũ cán bộ có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị đào tạo thì quá trình dạy học sẽ không đạt hiệu quả mong muốn.

Trong nhà trƣờng, trình độ quản lý và sử dụng thiết bị đào tạo của nhân viên chun trách các phịng thí nghiệm, xƣởng thực hành nói riêng, phụ trách thiết bị đào tạo nói chung chỉ đƣợc đánh giá ở mức trung bình (76,4%); Một tỷ lệ khiêm tốn (11,7%) đƣợc đánh giá là có trình độ quản lý, sử dụng thiết bị khá tốt và rất tốt. Tƣơng tự nhƣ vậy, 41,2% số ý kiến cho rằng mức độ thành thạo của giáo viên trong việc sử dụng các thiết bị đào tạo chỉ ở mức độ trung bình. Đặc biệt cịn tới 23,5% số ý kiến cho rằng: Phần lớn giáo viên chƣa sử dụng đƣợc các thiết bị đào tạo hiện đại (máy tính, projecto, camera...). Trong thực tế chúng ta cũng thấy có rất nhiều giáo viên cịn chƣa hề làm quen với máy tính hoặc các thiết bị đào tạo hiện đại khác. Chỉ trong vài năm trở lại đây khi phong trào đổi mới phƣơng pháp giảng dạy tác động đến toàn thể giáo viên thì số ngƣời sử dụng các trang thiết bị hiện đại mới đƣợc tăng lên.

d. Thực trạng công tác thanh lý thiết bị đào tạo

Công tác thanh lý thiết bị đào tạo hiện cũng là một vấn đề hết sức bức xúc của lãnh đạo nhà trƣờng. Nhƣ trên chúng tơi đã trình bày, hầu hết các thiết bị đào tạo của nhà trƣờng đã có từ rất lâu (đặc biệt có rất nhiều những thiết bị đào tạo đã đƣợc đƣa vào sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc). Vì vậy số thiết bị này đã xuống cấp nghiêm trọng, hầu hết các thiết bị này đã hết thời hạn khấu hao. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, công tác quản lý thiết bị không đƣợc coi trọng, việc quản lý thiết bị lỏng lẻo dẫn đến có sự thất lạc, mất mát. Có những thiết bị vẫn có tên trong sổ tài sản nhƣng khơng có tại đơn vị, hoặc có những thiết bị vẫn tồn tại ở đơn vị mà lại khơng có trong sổ tài sản. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn, làm mất rất nhiều thời gian cho cơng tác thanh lý vì khi tiến hành thanh lý huỷ, xoá tên tài sản cố định bắt buộc phải thực hiện đúng những quy định của Bộ Tài chính về cơng tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo ở trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)