Biện pháp thứ 4: Kiểm tra thiết bị ngay sau khi sử dụng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo ở trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng (Trang 92 - 94)

3.2. Các biện pháp quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo

3.2.4. Biện pháp thứ 4: Kiểm tra thiết bị ngay sau khi sử dụng đào tạo

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra là một khâu quan trọng trong quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Đây là khâu cuối cùng của chu trình quản lý, đánh giá hiệu quả mức độ thực hiện các chủ trƣơng, biện pháp quản lý tiếp theo để thực hiện việc quản lý tốt hơn.

Kiểm tra, đánh giá quá trình quản lý và sử dụng trang thiết bị đào tạo có hiệu quả, có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không. Kiểm tra để tạo lập mối quan hệ thông tin ngƣợc trong quản lý trang thiết bị đào tạo. Việc sử dụng trang thiết bị đào tạo phức tạp và đa dạng, do đó phải thƣờng xuyên kiểm tra để phát hiện, đánh giá chính xác, kịp thời nhằm động viên, giúp đỡ, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, quy chế, kế hoạch.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Kiểm tra việc sử dụng thiết bị đào tạo của giáo viên. - Kiểm tra việc quản lý của cán bộ quản lý thiết bị đào tạo.

3.2.4.3. Phương pháp tổ chức thực hiện

- Kiểm tra việc đăng kí sử dụng thiết bị đào tạo theo mẫu phiếu đăng kí sử dụng thiết bị đào tạo (Bảng 3.1). Để theo dõi việc sử dụng thiết bị đào tạo của giáo viên có tính kế hoạch, tính chủ động hay khơng. Đối với các thiết bị đào tạo thực hành để theo dõi việc sử dụng thiết bị đào tạo của giáo viên có phiếu ghi số giờ làm việc của thiết bị đào tạo.

- Kiểm tra việc sử dụng, mƣợn trả, bảo quản các thiết bị đào tạo của giáo viên qua giờ dạy, để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả sử dụng...Để kiểm tra việc này tốt và có hiệu quả thiết thực là cán bộ quản lý dự giờ, trên cơ sở của kế hoạch đào tạo, thống kê số giờ dùng thiết bị đào tạo.

- Rút kinh nghiệm các giờ dạy học có sử dụng thiết bị đào tạo phải có thêm mục kỹ năng sử dụng khai thác thiết bị đào tạo có hợp lý khoa học có đúng lúc, đúng chỗ, vừa phải về cƣờng độ... Phát hiện những khó khăn của giáo viên để kịp thời bổ sung uốn nắn trong công tác chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành.

Bảng 3.1. Phiếu đăng kí sử dụng thiết bị đào tạo

Phiếu đăng kí sử dụng thiết bị dạy học

Năm học 201.... - 201....

Tuần:.........Từ ngày.................đến ngày................

Họ và tên giáo viên:................................................

Thứ Tên thiết bị đào tạo Tên bài dạy Môn Tiết thứ Lớp

Hai Ba Tƣ Năm Sáu Ngƣời đăng kí (kí tên)

- Đánh giá việc sử dụng thiết bị đào tạo trong giờ dạy của giáo viên gắn liền với xếp loại giờ dạy của giáo viên; ngoài tiêu chuẩn đánh giá xếp loại chung về giờ dạy thì nhà trƣờng có quy định cụ thể hơn về sử dụng các thiết bị đào tạo.

- Việc lƣu trữ Đăng kí sử dụng thiết bị đào tạo của giáo viên và số giờ chạy máy của các thiết bị tại phòng thực hành, của cán bộ quản lý có khoa học, hệ thống khơng, có đúng quy trình khơng nhƣ thơng qua sổ sách đăng kí

sử dụng và trả thiết bị, kiểm tra, kiểm kê toàn bộ sổ sách trang thiết bị dạy học từ đó đánh giá đƣợc tình trạng của thiết bị và tần suất sử dụng của thiết bị dạy học. Thông qua việc kiểm tra cán bộ quản lý thiết bị đào tạo từ đó ta có thể kiểm tra đánh giá các thiết bị ngay sau khi sử dụng.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp.

- Nhà trƣờng cần ban hành quy định cụ thể về quản lý và sử dụng trang thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện đặc thù của Nhà trƣờng.

- Quy định phải nêu rõ đƣợc công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện. Cấp nào chịu trách nhiệm kiểm tra? Những tiêu chí cần kiểm tra và thời gian định kì kiểm tra?

- Quy định phải nêu rõ đƣợc các hình thức xử lý, kỷ luật các đơn vị vi phạm, khơng hồn thành nhiệm vụ quản lý, sử dụng TBĐT và cũng nêu đƣợc chế độ khen thƣởng những đơn vị cá nhân quản lý tốt.

- Phân công 2 cán bộ chuyên trách tại 2 cơ sở Nhà trƣờng thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng TBĐT, đôn đốc nhắc nhở kịp thời trong việc sử dụng TBĐT sai mục đích, vơ trách nhiệm trong bảo quản, phản ánh kịp thời về lãnh đạo Nhà trƣờng để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

- Rà sốt lại các TBĐT hiện có và điều kiện bảo quản, tần suất sử dụng, tình trạng thiết bị để có phƣơng án khai thác hiệu quả cao cũng nhƣ tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TBĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo ở trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)