Những ƣu điểm, hạn chế trong công tác quản lý sử dụng hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo ở trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng (Trang 76 - 81)

thống thiết bị phục vụ đào tạo ở trƣờng Cao đẳng CNQP và nguyên nhân

Để có cơ sở đề xuất đƣợc những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị phục vụ đào tạo, chúng tôi xin nêu lên một số ƣu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của các tồn tại đó.

2.5.1. Những ưu điểm

Về công tác xây dựng đội ngũ: Công tác đào tạo bồi dƣỡng giáo viên đƣợc quan tâm, chú trọng. Hàng năm nhà trƣờng tổ chức cho giáo viên tham quan kiến tập với các nhà máy, cơng ty điển hình về cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại.

Về quản lý thiết bị đào tạo: Nhà trƣờng có kế hoạch chung phù hợp với thực tế của nhà trƣờng, có quyết định đúng đắn và kịp thời trong việc mua sắm, sử dụng, bảo quản hợp lý và khoa học. Việc quản lý các thiết bị đào tạo đƣợc thực hiện nghiêm túc, có biện pháp kiểm tra thƣờng xuyên.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo vẫn là những khó khăn lớn của trƣờng Cao đẳng Cơng nghiệp quốc phịng trong giai đoạn hiện nay.

- Do khó khăn chung của đất nƣớc cũng nhƣ của Ngành Giáo dục - Đào tạo, trong nhiều năm trƣớc đây trƣờng Cao đẳng Công nghiệp quốc phịng khơng đƣợc quan tâm đầu tƣ nên cơ sở vật chất rất thiếu thốn, hầu hết các phịng thực hành, phịng thí nghiệm chun mơn của các khoa đều rất nghèo nàn, lạc hậu không đáp ứng yêu cầu đào tạo nhất là trƣớc yêu cầu về đổi mới CNH-HĐH. Trong những năm gần đây, Trƣờng Cao đẳng Cơng nghiệp quốc phịng đã và đang đƣợc Bộ quốc phịng và Tổng cục Cơng nghiệp quốc phòng quan tâm đầu tƣ, bƣớc đầu đã tạo đƣợc sự thay đổi nhất định về cơ sở vật chất, nhƣng đầu tƣ đột phá mang tính trọng điểm vẫn còn đang trong giai đoạn khởi động.

xuống cấp. Trong những năm gần đây nhà trƣờng chỉ đƣợc bổ sung thêm một giảng đƣờng nên không đáp ứng kịp quy mô phát triển của nhà trƣờng.

- Trang thiết bị, máy móc cũ kỹ, lạc hậu nhiều năm liền đã kéo theo sự thiếu thành thạo trong vận hành sử dụng, bảo quản thiết bị máy móc của đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên trong tồn trƣờng. Nếu khơng thƣờng xun đƣợc sử dụng thì khi gặp những thiết bị hiện đại, chắc chắn khơng dễ dàng sử dụng chứ chƣa nói đến sử dụng thành thạo vì "trăm hay khơng bằng tay quen".

- Một số trang thiết bị thí nghiệm, thực hành đƣợc trang bị máy móc cơng nghệ cao của nhà trƣờng mới đƣợc bổ sung thêm trong những năm gần đây còn hầu hết là các trang thiết bị đã có tuổi thọ ít nhất là 10 năm, đặc biệt có những dụng cụ thí nghiệm có tuổi thọ gần xấp xỉ với tuổi của trƣờng nhƣng vẫn phải sử dụng, một số thiết bị thí nghiệm đã xuống cấp trầm trọng nhất là phịng thí nghiệm Hố học…

- Số lƣợng các phịng học chuẩn hiện vẫn cịn rất ít, các khoa vẫn phải dùng chung, không đủ đáp ứng cho yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học.

* Cơng tác quản lý thiết bị hiện nay cịn nhiều bất cập:

- Việc mua sắm thiết bị nhất là những thiết bị chƣơng trình mục tiêu, các thiết bị thuộc dự án phải thực hiện theo quy định hết sức chặt chẽ và phải chịu những quy định hết sức ngặt nghèo về quy trình, thủ tục đấu thầu, về giá cả đã thực sự làm ảnh hƣởng đến hiệu quả và chất lƣợng của công tác mua sắm thiết bị.

- Do kinh phí hạn chế, nên không phải lúc nào cũng đủ điều kiện để mua đƣợc thiết bị hiện đại, chất lƣợng cao theo mong muốn. Nguồn kinh phí đầu tƣ cho các đơn vị từ kinh phí thƣờng xun cịn dàn trải, manh mún. Với nguồn kinh phí thƣờng xuyên chỉ đáp ứng đƣợc phần nào.

- Thiết bị mua sắm do các nhà thầu cung cấp nhiều khi không đồng bộ, đặc biệt có thiết bị lắp đặt phải 2 đến 3 năm sau vẫn chƣa nghiệm thu đƣợc vì chƣa đủ các chi tiết nhƣ hợp đồng đã ký kết. Đây là một hiện tƣợng không phải cá biệt trong việc mua sắm thiết bị đối với trƣờng Cao đẳng Cơng nghiệp quốc phịng mà cịn khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Trƣớc khi tham dự

bên nhận thầu đƣa ra giá cả hết sức hấp dẫn. Nhƣng sau khi hợp đồng đƣợc ký kết thì thời gian cung cấp thiết bị các thiết bị (đảm bảo thiết bị hồn chỉnh có thể sử dụng ngay) thì lại khơng đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Có những trƣờng hợp đặc biệt, bộ phận A của thiết bị sắp hỏng mà bộ phận B của thiết bị đó vẫn cịn chƣa đƣợc bên nhận thầu lắp đặt xong.

* Nhận thức của ngƣời sử dụng thiết bị nói chung, cán bộ phụ trách thiết bị nói riêng chƣa thật đầy đủ. Việc sử dụng không đi đôi với việc duy tu bảo dƣỡng thiết bị là một thực tế đang tồn tại của các đơn vị trong trƣờng. Chính vì thế mà khi máy móc, thiết bị hỏng lớn mới lo làm thủ tục sửa chữa.

Hiện nay số lƣợng giáo viên thực hành của trƣờng không nhiều, một số giáo viên mới đƣợc tuyển dụng do yêu cầu nhiệm vụ của nhà trƣờng. Chính vì thế cơng việc mới chỉ làm quen bƣớc đầu, chƣa đầu tƣ thời gian, công sức nhiều để nâng cao trình độ sử dụng các trang thiết bị.

Ở nhà trƣờng hiện nay vẫn cịn tình trạng giáo viên khơng thích hoặc ngại khơng dùng các thiết bị dạy học trong giờ giảng. Vì vậy, số giờ giảng có sử dụng thiết bị dạy học chƣa nhiều hoặc có một số thiết bị đã đƣợc trang bị nhƣng chỉ để đó hoặc đem trƣng bày khi có đồn tham quan, dự giờ, kiểm tra. Những nguyên nhân chính gây ra hiện tƣợng này có thể là những lý do sau:

- Chính sách, chế độ đối với giáo viên dạy thực hành chƣa thoả đáng. - Khả năng, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên cịn thấp, thậm chí có những giáo viên khơng biết cách sử dụng thiết bị dạy học.

- Việc bồi dƣỡng, đào tạo sử dụng thiết bị dạy học ở trƣờng còn chƣa chu đáo, chƣa đƣợc quan tâm một cách thƣờng xuyên. Muốn quản lý tốt các thiết bị dạy học cần phải có các biện pháp mang tính pháp lý. Ngƣời quản lý phải biết dựa vào các quy định, quy chế để ràng buộc ngƣời sử dụng, hƣớng dẫn ngƣời sử dụng thực hiện các nội dung theo ý đồ quản lý của mình. Tuy nhiên, cho đến nay quy chế quản lý và sử dụng thiết bị của trƣờng Cao đẳng CNQP mới chỉ là dự thảo, chƣa đƣa đƣợc vào thực hiện nên trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót.

Trong cơng tác đầu tƣ mua sắm thiết bị, các đơn vị còn chƣa chủ động trong việc lập các kế hoạch của đơn vị mình, các dự trù chƣa mang tính thiết thực, chính xác, vẫn có những trƣờng hợp sau khi đã dự trù xong lại thay đổi hoặc sau khi đã mua sắm về lại không sử dụng đến, hoặc dự trù thiếu thiết bị nên mua về thiết bị lại không sử dụng đƣợc.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ kết quả điều tra, phân tích ở chƣơng 2, chúng tôi rút ra một số điểm nhận xét nhƣ sau:

Thiết bị đào tạo là một thành tố quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lƣợng của quá trình dạy học. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng thiết bị của trƣờng Cao đẳng CNQP vẫn còn những bất cập, hạn chế sau:

- Hệ thống thiết bị đào tạo ở trƣờng Cao đẳng CNQP hầu hết đã cũ, thiết bị mới không nhiều nên có ảnh hƣởng nhất định đến cơng tác đào tạo. Các giảng đƣờng, phịng thí nghiệm cịn thiếu về số lƣợng, diện tích cịn chật chội, các yếu tố khác nói chung mới chỉ ở mức độ tối thiểu đáp ứng cho quá trình dạy và học của giáo viên và học viên.

- Sự thiếu hụt của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ thực hành tại các phịng thí nghiệm, thực hành. Cơng tác đào tạo và hƣớng dẫn sử dụng thiết bị dạy học còn chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức.

- Vẫn cịn những bất cập trong cơng tác quản lý và sử dụng hệ thống thiết bị, việc chƣa có một quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thiết bị thống nhất trong toàn trƣờng cũng làm cho việc sử dụng các thiết bị dạy học kém hiệu quả.

- Cơng tác bảo trì, bảo dƣỡng các hệ thống thiết bị đào tạo còn sơ sài, chƣa mang tính đồng bộ cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng thiết bị, nhiều khi dẫn đến tốn kém khơng đáng có.

Những tồn tại trên đây đã và đang có tác động lớn đến chất lƣợng của quá trình đào tạo tại trƣờng Cao đẳng CNQP. Để khắc phục những tồn tại đó cần thiết phải có những biện pháp hiệu quả, có tính khả thi mà chúng tơi sẽ trình bày ở chƣơng tiếp theo.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG

CƠNG NGHIỆP QUỐC PHỊNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo ở trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)