Dạy học tiểu học với việc sử dụng các TBDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hiệu quả thiết bị dạy học ở trường tiểu học tân mỹ thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

1.4. Quản lý thiết bị dạy học trong trƣờng tiểu học

1.4.2. Dạy học tiểu học với việc sử dụng các TBDH

“Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc

dân, giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở”

Khi dạy ở bậc tiểu học, để có một bộ mơn chất lượng đáp ứng được yêu cầu thì việc sử dụng TBDH cần được kết hợp hài hoà với các PPDH một cách logic. Để có hiệu quả cao thực sự, mọi GV trong nhà trường đều có thể sử dụng TBDH giảng dạy ở tất cả các khối lớp (1, 2, 3, 4, 5)

Xác định và sử dụng tốt TBDH tức là đã xác định được cái đích cần đạt của mỗi bài và của môn học, là sự thiết kế các hoạt động cơ bản của HS tiểu học trong việc tìm tịi, chiếm lĩnh tri thức mới. Có thể nói, việc sử dụng TB trong dạy học sẽ mang lại những kết quả khả quan, làm thay đổi nhận thức của GV về đổi mới PPDH, kích thích học sinh hứng thú học tập. Tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc trò chép” mà HS được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình học tập, tự rèn luyện của bản thân.

Các PPDH mới nhằm giải quyết tốt ba vấn đề: cá biệt hóa q trình dạy học; tăng cường khả năng tự lập, tích cực hóa q trình nhận thức của HS. Để phù hợp với các PPDH mới, việc sử dụng TBDH phải thay đổi về loại hình, cấu trúc và phương pháp sử dụng.

Để phù hợp với nội dung dạy học, việc sử dụng TBDH phải thỏa mãn những yêu cầu về tính khoa học và giúp HS lĩnh hội tốt hơn các khái niệm, lý thuyết khoa học, đảm bảo sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục; phải đảm bảo cho việc tổ chức các giờ, tự chọn, nội khóa, ngoại khóa...Nội dung chứa đựng trong mỗi TB phải thực sự quan trọng đối với việc học tập và hoạt động tương lai của học sinh, phải giúp HS nắm vững khoa học hiện đại, hướng tới những lý thuyết, sự kiện cơ bản, góp phần vận dụng sớm và có hệ thống những kiến thức đã học để nghiên cứu các hiện tượng thực tiễn.

Ở bậc tiểu học, để thành công trong dạy học “lấy người học làm trung

tâm” và HS học theo hướng tiếp cận năng lực thì TBDH là một yếu tố khơng

thể thiếu được. TBDH có quan hệ mật thiết với các yếu tố người dạy và người học. Việc dạy học “lấy người học làm trung tâm” có quan hệ mật thiết với

TBDH: nâng cao tính tích cực, chủ động hơn khi tham gia vào quá trình học tập và người học được tổ chức hoạt động, được hoạt động nhiều hơn, tự chiếm lĩnh kiến thức.

TBDH làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu, là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới PPDH. Chính vì vậy việc sử dụng TBDH kết hợp hài hoà với PPDH mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học.

1.4.3. Nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học

- Trong phòng thiết bị, trong phịng học cần bố trí hợp lý TBDH.

- Bảo quản tối ưu và sử dụng các phương tiện vật chất, kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

- Trang bị đồng bộ và đầy đủ TBDH (đồng bộ giữa các TB với nhau, giữa trường sở, TB và điều kiện sử dụng; trang bị và bảo quản; phương thức tổ chức dạy học; chương trình, sách giáo khoa và TBDH, …)

- Tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.

1.4.4. Mục tiêu quản lý thiết bị dạy học

Mục tiêu quản lý TBDH là xây dựng, sử dụng, bảo quản và huy động tối đa TBDH của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nhằm đạt được mục tiêu về dạy học, giáo dục đã đề ra.

Thực hiện mục tiêu chính là đảm bảo thống nhất giữa yêu cầu về chất lượng giáo dục và những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu đó.

Yêu cầu về quản lý, sử dụng thiết bị dạy học

- Tất cả TBDH của một cơ sở giáo dục phải được đặt khoa học, dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phịng chữa cháy. Tuỳ theo tính chất. quy mơ của thiết bị mà bố trí diện tích phịng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an tồn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử Ií theo nêu chuẩn quy định đựơc bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

- Thiết bị dạy học phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kì bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

- Hằng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trường hợp sau:

+ Khi thay đổi hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác thiết bị dạy học. + Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường;

+ Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp; + Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

1.4.5.Vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng trường tiểu học trong công tác quản lý TBDH

Quản lí TBDH là một hoạt động trong q trình quản lí trường học của người hiệu trưởng, là một trong những nhiệm vụ đã được quy định đối với người hiệu trưởng trong nhà trường Tiểu học.

Để quản lí TBDH trong nhà trường người hiệu trưởng cần phải nắm vững các chức năng, nội dung quản lí, biết phân lập và phối hợp các nội dung, các mặt quản lí ; nắm vững cơ sở lí luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lí; Hiệu trưởng phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trị của TBDH trong q trình sư phạm của nhà trường đồng thời làm cho các thành viên của Hội động sư phạm và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa TBDH với phương pháp và chất lượng giáo dục.

Để quản lí tốt TBDH người hiệu trưởng ngồi lịng nhiệt tình, năng lực cịn cần có một số hiểu biết và kĩ năng chuyên ngành phụ trách, hiệu trưởng cần nắm được một số nội dung và phương pháp làm việc trong cơng tác quản lí TBDH như sau: Hiệu trưởng có tư cách pháp nhân quản lí tồn bộ TBDH đồng thời là người có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của TBDH trong mọi vấn đề đặt ra bằng mọi biện pháp như thực thi thẩm quyền.

Hiệu trưởng tổ chức cơng tác quản lí TBDH: Xây dựng kế hoạch hàng năm về trang bị, tái trang bị TBDH bằng nhiều con đường; đảm bảo chế độ tiêu hao trong công tác thực nghiệm, kinh phí hỗ trợ cho việc tự làm và sáng tạo TBDH cho việc dạy học của nhà trường; phải có có đủ hồ sơ và sổ sách quản lí; có biên chế nhân viên thư viện-thiết bị chuyên trách; hiệu trưởng Nhân viên thư viện-thiết bị giúp hiệu trưởng dự trù kinh phí, kế hoạch mua sắm TBDH hàng năm, có biện pháp quản lí tốt và phát huy hiệu quả của TBDH, trang bị TBDH bằng nhiều biện pháp khác nhau, hỗ trợ đắc lực về chun mơn cho giáo viên.

Cơng tác quản lí TBDH của hiệu trưởng bao gồm các nội dung cơ bản sau: Quản lí việc trang bị TBDH; Quản lí việc sử dụng TBDH; Quản lí việc bảo quản TBDH. Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối TBDH theo các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục; Bồi dưỡng chun mơn về nghiệp vụ quản lý, sử dụng thiết bị cho nhân viên, giáo viên; Chỉ đạo giáo viên sử dụng đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học; Chỉ đạo bảo quản sổ sách, hồ sơ TBDH, theo dõi việc xuất, nhập TBDH, ghi chép và kiểm kê TBDH theo đúng quy định của Nhà nước; Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH.

Hiệu trưởng Tiểu học phải nắm rõ Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học để so sánh, đối chiếu với TBDH mà nhà trường hiện có để có kế hoạch quản lý TBDH trong trường mình một cách tốt nhất.

1.4.6. Nội dung quản lý hiệu quả TBDH ở trường tiểu học

1.4.6.1. Quản lý hiệu quả việc trang bị TBDH ở trường tiểu học

Quản lý đầu tư mua sắm TBDH là quản lý về vốn đầu tư , mua sắm TBDH, cách thức, hiệu quả, kế hoạch đầu tư của nhà trường . Ở trường Tiểu học, TBDH đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường cần được trang bị các TBDH theo công nghệ sản xuất mới. Các TBDH càng hiện đại, đầy đủ bao nhiêu thì kết quả dạy học càng lớn. Vì vậy để quản lý tốt việc mua sắm TBDH, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch trang bị cơ sở vật chất sư phạm nói chung và TBDH nói riêng cho nhà trường bằng các nguồn khác nhau : GV và HS tự làm, nhân dân đóng góp ủng hộ, ngân sách nhà nước cấp, … Cần cử một phó Hiệu trưởng hoặc trực tiếp Hiệu trưởng phụ trách , cùng với cán bộ thư viện- thiết bị và các tổ trưởng chuyên môn vào ban xây dựng cơ sở vật chất sư phạm của nhà trường. Ban này giúp Hiệu trưởng điểm lại TBDH hiện có của nhà trường; TB được đầu tư, số lượng, chủng loại, số TB cần mua sắm

bổ sung. Hiệu trưởng xem xét khả năng kinh phí của nhà trường có thể đầu tư, kinh phí hỗ trợ từ các nguồn. Sau đó lập dự tốn kinh phí cần có để mua sắm bổ sung TBDH cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

TBDH có thể hiện đại hay đơn giản nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học , đảm bảo yêu cầu về mặt mĩ quan sư phạm. Khi quy định mua sắm TBDH nào cần xem xét theo các định hướng tiêu chuẩn sau: Độ bền và độ an tồn của TBDH như thế nào? Giá thành có hợp lý khơng? Hình thức có hấp dẫn khơng? có đảm bảo tính khoa học, sư phạm không? Công việc giảng dạy có nhất thiết cần đến nó khơng?

* Sưu tầm TBDH và tự làm TBDH đơn giản.

Việc trang bị TBDH bằng con đường mua sắm không thể ngay một lúc có thể đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh nhà trường nhất là trong điều kiện hiện tại của nhà trường và của địa phương. Do đó, nhà trường cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Thu hút được sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường. Họ thấy được tầm quan trọng và vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và từ đó sẽ ủng hộ nhà trường đầu tư mua sắm những TBDH hiện đại. Phát động phong trào tự làm TBDH trong giáo viên, học sinh và huy động cả cha mẹ học sinh tự làm những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học tập của con em mình.

Mỗi giờ học, mỗi nội dung kiến thức đều cần những TBDH tương ứng mà không phải lúc nào cũng có đầy đủ các TBDH có trong các danh mục TBDH tối thiểu được cấp phát. Do đó hoạt động tự làm TBDH có tác dụng phục vụ kịp thời cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học; huy động mọi tiềm năng, trí tuệ và sự sáng tạo của họ; Kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên, niềm hăng say học tập của học sinh; Thông qua hoạt động này, tầm hiểu biết và nhận thức của GV được mở rộng, thấy được sự cần thiết phải sử dụng TBDH trong quá trình dạy học và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên trong việc sử dụng TBDH.

Những TBDH tự làm cần đạt được các yêu cầu sau: Đảm bảo tính sáng tạo, tính kinh tế, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính thẩm mỹ. Nhà trường có thể mua sắm thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên tự làm TBDH để giáo viên tự đọc, tự tìm hiểu sau đó tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi về phương hướng làm TBDH. Từ đó giáo viên sẽ học tập và biết cách tận dụng những nguyên liệu rẻ tiền sẵn có để tự làm TBDH.

TBDH tự làm vừa mang tính kinh tế, giá thành lại rẻ, vừa có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ, kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên, tính sáng tạo, khám phá những cái mới lạ, ưa tìm hiểu của HS.

Các TBDH tự làm cần mang tính hiện thực, chống hình thức và cần đảm bảo các u cầu cơ bản sau đây: Có tính thẩm mỹ, màu sắc đẹp, hấp dẫn; Mang tính kinh tế, độ bền cao, làm từ những vật liệu rẻ tiền;Yêu cầu có sáng tạo và mang tính thực tiễn.

Để phục vụ cho việc dạy và học, cần tổ chức cho giáo viên và học sinh sưu tầm mẫu vật, tranh ảnh, mơ hình, các sản phẩm lao động…có ở địa phương và có trong đời sống hàng ngày của con người.

1.4.6.2. Quản lý hiệu quả việc bảo quản TBDH ở trường tiểu học

Quản lý việc bảo quản TBDH là một việc làm quan trọng và thật sự cần thiết trong mỗi nhà trường. Nếu không thực hiện tốt công tác quản lý bảo quản, bảo dưỡng thì TBDH dễ bị mất mát, hư hỏng, làm lãng phí cơng sức, tiền của, làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng sử dụng. TBDH phải được sắp xếp khoa học để tiện sử dụng và có vật chống mối mọt, các phương tiện bảo quản, che phủ, dụng cụ phòng chữa cháy và phương tiện chống ẩm.

Việc bảo quản TBDH phải được thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra hàng năm, theo quy chế quản lý tài sản của Nhà nước.v.v. Nhà trường cần có hệ thống sổ sách quản lý việc mượn trả TBDH để GV có tinh thần trách nhiệm và nâng cao ý thức giữ gìn, tránh mất mát và hư hỏng.

Cần bảo quản và làm sạch ngay TBDH sau khi sử dụng, thực hiện bảo quản theo chế độ phù hợp đối với từng loại TB; Bảo quản theo hướng dẫn của

nhà sản xuất và tuân thủ những quy trình chung về bảo quản. Các TB thí nghiệm gây ơ nhiễm, có độc hại phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo vệ sinh mơi trường và an tồn trong lao động.

Đối với việc bảo quản các TB điện tử hiện đại, đắt tiền (như máy vi tính, máy chiếu,...) thì người quản lý cần quan tâm đến ảnh hưởng của mơi trường, thời tiết, khí hậu,…

Đến định kỳ bảo quản TBDH thì nhà trường cần trích ra một khoản kinh phí để mua sắm vật tư, vật liệu bổ sung, phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

Cần bố trí phịng TBDH ở nơi cao ráo và sáng sủa, thoáng mát, thuận tiện cho việc đi lại HS và GV trong nhà trường; Cần có đủ ánh sáng để tránh ẩm mốc; Phòng phải đảm bảo an tồn, kiên cố, trong phịng cần trang bị bình cứu hoả, quạt thơng gió, thuốc gián, chuột, chống mối mọt,…

Để nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý, sử dụng TBDH thì bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hiệu quả thiết bị dạy học ở trường tiểu học tân mỹ thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)