Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hiệu quả thiết bị dạy học ở trường tiểu học tân mỹ thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 100)

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu hỏi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tác giả tham khảo ý kiến của 44 người về các mức độ: Rất khả thi; khả thi; không khả thi và rất cần thiết; cần thiết; không cần thiết của các biện pháp đã đề xuất.

+ 3 PHT, 3 tổ trưởng chuyên môn của trường Tiểu học Tân Mỹ. + 36 giáo viên và 2 nhân viên thư viện-thiết bị của nhà trường.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất

khả thi Khả thi khả thi Không

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên tiểu học về tác dụng của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học

31 70,5 11 25 2 4,5 20 45,5 22 50 2 4.5

2

Tăng cường trang bị TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ở tiểu học

24 54,5 15 34,1 5 11,4 18 41 22 50 4 9

3

Tăng cường quản lý bảo quản TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ở tiểu học 20 45,5 22 50 2 4.5 17 38,6 23 52,3 4 9,1 4 Phát động phong trào sưu tầm TBDH và khuyến khích GV tự làm các thiết bị đơn giản 10 22,7 21 47,7 13 29,6 12 27,3 26 59,1 6 13,6 5 Thường xuyên tập huấn kĩ năng khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH cho giáo viên

19 43.2 15 34,1 10 22,7 9 20,5 25 56,8 10 22,7

6

Tăng cường quản lý việc sử dụng TBDH một cách hiệu quả

26 59,1 14 31,8 4 9,1 11 25 23 52,3 10 22,7

0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần thiết

Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy cả 6 biện pháp được đánh giá là cần thiết và mang tính khả thi. Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên tiểu học về tác dụng của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học” được đa số cán bộ GV (95,5 %) cho rằng là rất cần thiết và cần thiết. Biện pháp này là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt 5 biện pháp cịn lại. Người cán bộ GV có nhận thức đúng về vai trị và tác dụng của TBDH từ đó mới thực hiện được việc khai thác, phát triển, bảo quản và sử dụng có hiệu quả các TBDH góp phần đổi mới PPDH

Xét về tính khả thi của các biện pháp thì đa số ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi. Tuy nhiên còn một số ý kiến băn khoăn về việc đẩy mạnh năng lực khai thác và sử dụng TBDH; phát động phong trào tự làm và sưu tầm TBDH. Nội dung này là vấn đề nhà trường trong những năm qua đã có nhiều cố gắng song trong quá trình thực hiện biện pháp này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của GV, CBQL và sự đầu tư về thời gian cũng như đầu tư về trau dồi kĩ thuật làm TBDH của các tổ chun mơn trong nhà trường. Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lí trong việc trang bị, bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng hiệu quả TBDH mà tác giả đưa ra các biện pháp nêu trên sẽ có tác dụng thiết thực đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học.

Kết quả nghiên cứu bước đầu khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, sử dụng và bảo quản , bảo dưỡng TBDH ở trường Tiểu ho ̣c Tân Mỹ, Thành phố Bắc Giang.

Kết luận chƣơng 3

Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận ở chương 1 về quản lý việc trang bị , sử dụng và bảo quản , bảo dưỡng TBDH ở trường Tiểu ho ̣c ; Thực trạng công tác quản lý trang bị, sử dụng và bảo quản , bảo dưỡng TBDH ở trường Tiểu học Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang ở chương 2. Từ các căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý TBDH trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp, cho phép tác giả luận văn đề xuất 6 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBDH ở trường Tiểu ho ̣c Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của 6 biện pháp trên. Kết quả thu được cho thấy, CBQL và GV của nhà trường đều cho rằng các biện pháp mà tác giả đã đưa ra là rất cần thiết và có

khả năng thực hiện. Tác giả hy vọng, kết quả khoa học mà mình nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ vào cơng tác quản lý TBDH tại nhà trường.

Các biện pháp nếu được triển khai áp dụng phổ biến sẽ nâng cao hiệu quả trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH không chỉ đối với trường Tiểu học Tân Mỹ mà còn cho tất cả các trường Tiểu ho ̣c trong thành phố Bắc Giang nói chung, đáp ứng yêu cầu của đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường.

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý TBDH và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ở trường Tiểu học Tân Mỹ, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý TBDH của hiệu trưởng trường Tiểu học.

Các biện pháp quản lý TBDH mà đề tài đưa ra trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý của hiệu trưởng sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc QL TBDH trong nhà trường.

Các biện pháp đề xuất ở trên được các chuyên gia đánh giá là cần thiết và khả thi. Đồng thời các biện pháp này đã được trải nghiệm qua thực tiễn, kết quả thực hiện đã phần nào đạt được mục tiêu đề ra.

Sáu biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào thế mạnh riêng của mỗi trường, mức độ đạt được hiện nay mà Hiệu trưởng có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp cho quản lý TBDH tại trường mình đạt hiệu quả cao nhất và nâng cao được chất lượng dạy học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

TBDH là một bộ phận , là một thành tố khơng thể thiếu được của q trình dạy học tích cực. TBDH vừa hàm chứa nội dung kiến thức, vừa tạo hứng thú nhận thức cho học sinh. TBDH là một trong những điều kiện hỗ trợ GV và HS thực hiện mu ̣c tiêu bài học mơ ̣t các hiê ̣u quả , tích cực hố q trình nhận thức, quá trình tư duy của học sinh. Vai trò và tác dụng của TBDH đã được lý luận dạy học khẳng định. Nó giúp cho HS hiểu rõ bài dạy, biết trải nghiệm, hình thành kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo và vận dụng chúng vào thực tiễn. Hiệu trưởng phải là người có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trị của TBDH, đồng thời làm cho cán bộ GV và HS thấy rõ mối quan hệ giữa TBDH với PPDH và chất lượng dạy học.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận quản lý; quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, biện pháp quản lý, biện pháp quản lý hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học, hiệu quả; TBDH; quản lý TBDH; Đồng thời nghiên cứu vai trò của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Tiểu học; quản lý thiết bị dạy học trong trường tiểu học; các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý TBDH ở trường tiểu học và nghiên cứu các vấn đề lý luận, các văn bản khác liên quan.

Luận văn đã giới thiệu khái quát tình hình và chất lượng GD của trường Tiểu học Tân Mỹ trong những năm gần đây. Đồng thời nghiên cứu thực trạng TBDH tại trường Tiểu học Tân Mỹ, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng các nội dung quản lý TBDH của nhà trường. Qua việc phân tích 44 ý kiến đánh giá, trong đó 6 ý kiến của CBQL và tổ trưởng chuyên môn; 38 ý kiến của giáo viên, nhân viên thư viện-thiết bị trường Tiểu học Tân Mỹ cho thấy mức độ nhận thức về sự cần thiết của TBDH và QL TBDH được đánh giá là khá cao nhưng mức độ thực hiện những biện pháp này cịn hạn chế. Qua phân tích thực trạng, tác giả đã tổng hợp được ưu điểm, hạn chế cơ bản của công tác QL TBDH trường Tiểu học Tân Mỹ, đồng thời đề ra hướng tập trung đề xuất các biện pháp phát triển TBDH và QL TBDH của trường Tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý TBDH nhằm giúp cho Hiệu trưởng thực hiện QL TBDH trong nhà trường ngày càng hiệu quả hơn, góp phần đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giáo dục, đó là: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên tiểu học về tác dụng của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học; Tăng cường trang bị TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ở tiểu học; Tăng cường bảo quản TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ở tiểu học; Phát động phong trào sưu tầm TBDH và khuyến khích GV tự làm các thiết bị đơn giản; Thường xuyên tập huấn kĩ năng khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH cho giáo viên; Tăng cường quản lý việc sử dụng TBDH một cách hiệu quả.

Kết quả khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi trên 44 đối tượng là CBQL, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ GV nhà trường cho thấy các biện pháp QL TBDH của Hiệu trưởng do tác giả đề xuất được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Như vậy, mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết. Đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt. Để việc quản lý TBDH đạt hiệu quả cao thì cần tiến hành thường xuyên các biện pháp trên, thực hiện trong thời gian dài và cần sự giúp đỡ của các cấp quản lý cao hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần chú trọng đào tạo kĩ năng khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng TBDH trong chương trình đào tạo sư phạm cho người học.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới cơng tác quản lý nói chung và QL TBDH nói riêng cho CBQL, GV và nhân viên thư viện-thiết bị.

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng GV, nhân viên thư viện-thiết bị theo kiểu bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Xây dựng các tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên theo yêu cầu đổi mới phương pháp có sử dụng TBDH.

- Tạo hành lang pháp lý cho các trường phát huy thế mạnh thực hiện tốt nhất công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường thiết bị dạy học hiện đại cho nhà trường.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang

- Tổ chức hội thảo tư vấn cho các trường kinh nghiệm QL TBDH. - Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao về kĩ năng, nghiệp vụ QL TBDH cho đội ngũ CBQL, GV và nhân viên thật hợp lý và khoa học.

- Tăng cường ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản đối với các trường còn thiếu phòng học chức năng; xây dựng phòng học chức năng và TBDH theo chuẩn quy định của Bộ giáo dục.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Giang

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra QL TBDH tại các trường Tiểu học của thành phố.

- Khi đánh giá thi đua đối với trường Tiểu học thì cần đưa tiêu chí tham gia phong trào làm TBDH để đánh giá.

- Động viên, khen thưởng các GV đạt giải trong cuộc thi tự làm TBDH và phổ biến rộng rãi cho hội thi của ngành của thành phố được biết để phong trào tự làm TBDH ngày càng được nhân rộng và phát triển mạnh hơn.

2.4. Đối với Hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Mỹ

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác QL TBDH; Thực hiện tốt các chức năng quản lý. Giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Tổ chức thực hiện quy trình QL TBDH của trường Tiểu học theo hướng dẫn của ngành.

- Vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý nêu trên. Đánh giá kết quả QL TBDH đạt được hiện nay của trường, tổ chức nghiên cứu và từng bước thực hiện các biện pháp đã đề xuất.

- Tăng cường đầu tư nguồn TBDH hiện đại và khuyến khích GV xây dựng tư liệu dạy học và làm TBDH; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên kĩ năng sử dụng, bảo quản TBDH và công nghệ thông tin cho GV.

- Bồi dưỡng, khen thưởng, động viên kịp thời các cán bộ, GV làm tốt công tác quản lý TBDH.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Quản lý giáo dục. NXB Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1.

3. Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý nhà trường. Tập bài giảng các lớp Cao học, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định Số 41/2000/QĐ-BGDĐT

ngày 07/09/2000 về việc ban hành quy chế thiết bị giáo dục trong trường

mầm non, trường phổ thông, của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ trường Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Quản lý giáo dục và đào tạo. Chương trình dành cho CBQL GD&ĐT. Trường cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày

16/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về

quản lý. Tập bài giảng các lớp Cao học chuyên ngành QLGD, Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Đạo (1997),Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục, Đà Nẵng.

12. Tô Xuân Giáp ( 1997), Phương tiện dạy học. NXB giáo dục, Hà Nội

13. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tiểu học - Bồi dưỡng thường

14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lý luận quản lý

giáo dục, Tủ sách Trường Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục.

16. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. NXB

ĐHQG Hà Nội.

17. Trần Kiểm – Nguyễn Xuân Thức (2015), Đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục. Nhà xuất bản đại học sư phạm.

18. Nguyễn Văn Lê (1995), Khoa học quản lý nhà trường. NXB thành phố

Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, Chuẩn và chuẩn hố trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Tham luận Hội thảo "Chuẩn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hiệu quả thiết bị dạy học ở trường tiểu học tân mỹ thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 100)