Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý TBDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hiệu quả thiết bị dạy học ở trường tiểu học tân mỹ thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 77)

Quản lý TBDH là một phần trong hoạt động quản lý nhà trường. Kết quả của hoạt động quản lý phải được kiểm tra, đánh giá, so sánh với mục tiêu quản lý để từ đó có kết luận về hiệu quả của hoạt động quản lý cũng như xác định được các vấn đề ảnh hưởng, liên quan đến hoạt động quản lý. Quản lý TBDH là công tác chung và có tầm ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động của nhà trường. Ngược lại có một số yếu tố sau ảnh hưởng đến quản lý TBDH:

1.5.1. Nhà quản lý

Việc quản lý TBDH có phát huy tính tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hay khơng chính là do nghệ thuật quản lý của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, bên cạnh đó phải có năng lực lãnh đạo và một số phẩm chất khác để quản lý TBDH đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý tồn diện về TBDH từ khâu trang bị, sử dụng, bảo quản.

1.5.2. Cơ chế chính sách

TBDH của trường Tiểu học hầu hết đều do Nhà nước cấp phát. Tuy nhiên số lượng có hạn, chỉ một số trường được ưu tiên mới nhận được TBDH cấp phát. Nếu có cơ chế chính sách phù hợp thì việc trang bị TBDH cho các trường sẽ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của học sinh và giáo viên.

1.5.3. Tài chính

Việc sửa chữa, tu bổ, bảo quản TBDH trong nhà trường mất một khoản chi phí khơng nhỏ. Trường nào có nguồn tài chính dồi dào thì việc quản lý TBDH của trường đó chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Trước đây TBDH chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên chưa thể đầy đủ và đồng bộ. Nhà trường hàng năm đã huy động các nguồn vốn để mua bổ sung TBDH. Trong thời đại công nghệ thông tin, TBDH hiện đại được sử dụng là chủ yếu nhưng giá thành rất cao. Do đó để trang bị một loại TBDH hiện đại thơi cũng rất tốn kém.

1.5.4. Học sinh

Học sinh kết hợp với giáo viên sử dụng, bảo quản và xây dựng TBDH. Học sinh là đối tượng trực tiếp sử dụng TBDH, thông qua TBDH để thu nhận kiến thức. Do đó, học sinh ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý TBDH.

1.5.5. Giáo viên

Song song với việc sử dụng TBDH sẵn có, giáo viên tự sáng tạo ra TBDH phục vụ cho dạy học của mình, chính họ là người tạo ra TBDH phù hợp với tình hình thực tế nhất. Hiệu quả sử dụng của TBDH đến đâu là do giáo viên, giáo viên là người sử dụng trực tiếp TBDH để giảng dạy cho học sinh. Bởi vậy, giáo viên cần hiểu rõ tính năng cũng như tình trạng của TBDH. phải có trình độ, biết cách sử dụng và khai thác TBDH. Không chỉ sử dụng tốt, giáo viên cũng phải biết cách bảo quản nó đúng theo quy định. Điều này phụ thuộc vào sự cẩn thận, lịng nhiệt tình của người sử dụng. Qua đây có thể thấy vai trò của giáo viên rất lớn ảnh hưởng tới quản lý TBDH.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận quản lý; quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, biện pháp quản lý, biện pháp quản lý hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học, hiệu quả; TBDH; quản lý TBDH; Đồng thời nghiên cứu vai trò của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Tiểu học; quản lý thiết bị dạy học trong trường tiểu học; các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý TBDH ở trường tiểu học, nghiên cứu các vấn đề lý luận, các văn bản khác liên quan.

TBDH trong giai đoạn hiện nay là yếu tố đặc biệt không thể thiếu nếu muốn đạt được mục tiêu đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục. Dựa vào kết quả tổng hợp, phân tích các tài liệu, văn bản có liên quan đến quản lý TBDH ở trường Tiểu ho ̣c cho thấy quản lý TBDH ở trường Tiểu ho ̣c là biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh Tiểu ho ̣c.

Công cụ dạy học cần thiết của GV bộ môn là TBDH. TBDH giúp GV điều khiển, tổ chức hoạt động nhận thức của HS, sử dụng hiệu quả TBDH giúp HS hình thành kỹ năng, kỹ xảo và có điều kiện tự chiếm lĩnh tri thức.

Hiệu trưởng trường Tiểu ho ̣c cần nắm vững pháp lý của công tác quản lý cơ sở vật chất sư phạm, nắm vững cơ sở khoa học để chỉ đạo, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo . Để TBDH có thể nâng cao chất lượng giáo dục , phát huy vai trò trong đổi mới PPDH , đòi hỏi trường Tiểu ho ̣c phải xây dựng được một hệ thống TBDH đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao được hiệu quả sử dụng TBDH trong nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu về lí luận quản lý; hiệu quả; TBDH; QL TBDH. Vị trí, vai trị, ý nghĩa của TBDH trong dạy học ở tiểu học, quản lý hiệu quả việc trang bị, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TBDH ở trường tiểu học giúp tác giả có thêm phương pháp luận và cơ sở đúng đắn để đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở trường Tiểu ho ̣c đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC TÂN MỸ, THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

2.1. Giớ i thiê ̣u trƣờng tiểu ho ̣c Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Trường Tiểu học Tân Mỹ trước đây thuộc xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 27/9/2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Dũng, huyện Lạng Giang để mở rộng địa giới thành phố Bắc Giang. Đến tháng 01/2011 trường được sáp nhập về thành phố Bắc Giang. Từ khi trường được thành lập đến nay là cả một q trình nỗ lực phấn đấu khơng ngừng của tập thể cán bộ GV, nhân viên trong nhà trường. Trường liên tục đạt trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc. Tổ chức Cơng đồn ln đạt vững mạnh và vững mạnh xuất sắc, Chi bộ liên tục đạt “Trong sạch vững mạnh”.

Tuy nhiên, xã Tân Mỹ là một xã mới sáp nhập về thành phố, nhiều khu dân cư mới được thành lập, dân số phát triển nhanh. Cơ sở vật chất các nhà trường đã được tăng cường nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu để tổ chức các hoạt động dạy và học.

Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng dân số trên địa bàn trong một vài năm vừa qua, số học sinh của nhà trường cũng tăng lên:

Bảng 2.1. Số lƣợng HS từ năm học 2011-2012 đến 2015-2016

Năm học Số lớp Số học sinh Nữ Dân tộc

thiểu số Khuyết tật 2011-2012 25 881 428 4 17 2012-2013 25 945 458 7 15 2013-2014 27 1029 415 11 12 2014-2015 27 1087 424 11 10 2015-2016 28 1155 540 14 10

Biểu thị số học sinh tăng theo từng năm qua biểu đồ sau đây: 0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Số lớp Số học sinh Nữ Dân tộc thiểu số Khuyết tật 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Biểu đồ 2.1. Số lƣợng HS từ năm học 2011-2012 đến 2015-2016

Với số học sinh tăng nhanh như vậy thì dự báo trong những năm tiếp theo thì cơ sơ vật chất của nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là phịng học và phòng chức năng. Thiết bị, đồ dùng dạy học bước đầu đã được trang bị đầy đủ, song hàng năm chưa được bổ sung thay thế kịp thời cho những thiết bị đồ dùng dạy học bị hỏng, bị thiếu.

Với số lượng các phòng học (27 phòng học) như hiện nay, nhà trường cố gắng dồn lớp sắp xếp cho học sinh học 2 buổi/ngày, nhưng nhà trường cần có thêm phịng học, phịng chức năng để tổ chức hoạt động.

Nhà trường có khn viên rộng rãi có thể đạt được ch̉n tính trên đầu học sinh nhưng trên thực tế diện tích bố trí các khu vực làm việc, chức năng khơng cịn hợp lí, trang bị cơ sở vật chất, TBDH chưa đảm bảo yêu cầu…. Đây cũng là thách thức lớn của các trường TH Tân Mỹ trong những năm học tới để đáp ứng được nhu cầu học tập tại trường ngày càng nhiều và phù hợp với xu hướng dạy học hiện đại.

* Chất lƣợng giáo dục

Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015, Trường Tiểu học Tân Mỹ, Thành phố Bắc Giang đã có nhiều biện

pháp tích cực, chủ động, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Trường Tiểu học Tân Mỹ, Thành phố Bắc Giang đã có nhiều biện pháp thiết thực, sáng tạo không ngừng nâng cao chất lượng văn hoá đại trà (trong 3 năm học vừa qua, tỉ lệ học sinh lên lớp đạt trên 95%, tỉ lệ học sinh hồn thành chương trình tiểu học đạt 100%; Hạnh kiểm thực hiện đầy đủ đạt 100%. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng được nhà trường chú trọng.

Bảng 2.2. Kết quả học sinh giỏi

Năm học Tổng số HS

Kết quả học sinh giỏi HSG cấp

thành phố HSG cấp Tỉnh HSG cấp Quốc gia

SL % SL % SL % 2012- 2013 930 28 3 2 0.2 0 0 2013- 2014 1017 35 3.4 3 0.3 0 0 2014- 2015 1080 41 3.8 3 0.3 1 0.1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học : 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015)

Biểu thị số học sinh giỏi các cấp trong 3 năm học vừa qua như sau:

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2012-2013 2013-2014 2014-2015 HSG cấp thành phố HSG cấp tỉnh HSG quốc gia

Kết quả học sinh giỏi tương đối vững chắc và có chiều hướng đi lên. Đây là kết quả đáng khích lệ của thày và trị trường Tiểu học Tân Mỹ nhưng so với các trường tiểu học thuộc trung tâm của thành phố Bắc Giang thì vẫn chưa đạt yêu cầu ngày càng cao của thành phố.

Chính vì vậy trong năm học 2015-2016, thày và trò trường Tiểu học Tân Mỹ cần cố gắng nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu vươn lên để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

* Năm học 2015-2016:

Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường là 47 đồng chí (trong đó có 46 đồng chí đạt ch̉n và trên ch̉n; 01 đồng chí làm cán bộ thư viện trình độ sơ cấp). Tập thể giáo viên trong trường không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn và tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Năm học 2015-2016, số lượng đăng ký thi đua: Cấp Tỉnh: 4/38 đạt 10,5%; Cấp thành phố: 10/38 đạt 26,3%; GV dạy giỏi cấp trường: 36/38 đạt 94,7%. Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh: 1/47 đạt 2,1%; cấp cơ sở: 7/47 đạt 14,9,8%; Lao động tiên tiến: 47/47 đạt 100%;

Nhà trường giữ vững chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng học sinh giỏi. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, có giáo viên dạy ngoại ngữ, thể dục, tin học trong tổng biên chế của nhà trường. Quan tâm đánh giá và bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học. Duy trì cơng tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học (ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012).

Chủ động mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư số 26/2011/TTLT-BGDDT-BKHCN-BYT. Kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư số

15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học một cách thiết thực; tuyển chọn các sản phấm tốt để lưu giữ, phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành. Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố cơng nghệ thông tin, phần mềm dạy học mơn Tiếng Việt, Tốn, Tự nhiên và Xã hội.

Thực hiện sử dụng phần mềm EQMS và phần mềm của Sở GD&ĐT phát hành trong công tác báo cáo số liệu thống kê chất lượng giáo dục Tiểu học ba kì đảm bảo chính xác, kịp thời.

Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngồi trời, trong đó có các loại thiết bị vận động phù hợp với học sinh Tiểu học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả đàn trong giờ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác.

Quan tâm công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên trong trường học, xây dựng, phát huy sức mạnh tổ chức cơ sở Đảng trong nhà trường.

Coi tro ̣ng đổi mới quản lý , nâng cao chất lượng giáo du ̣c là bồi dưỡng đô ̣i ngũ cán bộ giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn tại trường dựa theo phương pháp “ nghiên cứ u bài ho ̣c” , phương pháp “Bàn tay nặn bột”; phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. Thực hiện tốt việc nhận xét đánh giá học sinh theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Tiếp tục thực hiê ̣n và phát huy kết quả thực hiê ̣n nô ̣i dung các cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực":

Phân cơng đúng người , đúng viê ̣c, đă ̣c biê ̣t tổ chức cho CBQL tham gia các lớp tâ ̣p huấn về nghiê ̣p vu ̣ quản lí , kỹ năng sử dụng phần mềm , kỹ năng sử du ̣ng máy vi tính , thiết kế văn bản hành chính ; tổ chức, điều hành cuô ̣c ho ̣p...

Đổi mới phương pháp hội họp , tiết kiê ̣m thời gian cho hoa ̣t đô ̣ng da ̣y học, đẩy ma ̣nh viê ̣c trao đổi thông tin qua hòm thư điê ̣n tử và trang Web.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, cơng tác tham mưu , xin kinh phí mua sắm cơ sở vật chất. Tổ chức sửa chữa , mua sắm mới bàn ghế cho dần đa ̣t chuẩn . Đồng thời, đẩy mạnh phong trào khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dạy học một cách hiệu quả.

Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ giáo viên về nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo, về kiến thức kĩ năng sư phạm, về phương pháp dạy học, về vai trò tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Thực hiện tốt các quy định về công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên hằng năm. Tạo động lực cho nhà trường, các tổ chức và mỗi cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

2.2. Tổ chƣ́ c đánh giá thƣ̣c tra ̣ng

2.2.1. Mục tiêu

Làm rõ thực trạng quản lí thiết bị dạy học ở trường tiểu ho ̣c Tân Mỹ, Bắc Giang và hiê ̣u quả của công tác quản lí đối với viê ̣c trang bi ̣ , sử du ̣ng, bảo quản, bảo dưỡng thiết bi ̣ da ̣y ho ̣c của nhà trường.

2.2.2. Nợi dung

- Tính đầy đủ của thiết bị dạy học theo chuẩn qui định của Bộ GD. - Hiệu quả trang bi ̣, bảo quản, bảo dưỡng, sử du ̣ng thiết bị dạy học. - Hiệu quả quản lý thiết bi ̣ dạy học.

2.2.3. Phương phá p

2.2.3.1. Quan sá t giờ học và hiê ̣u quả sử dụng thiết bi ̣ trong giờ học

Tác giả tiến hành quan sát một số giờ học sau đó so sánh, đối chiếu các giờ học có sử dụng TBDH theo hướng phát huy tính tích cực của người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hiệu quả thiết bị dạy học ở trường tiểu học tân mỹ thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 77)