Biện pháp 3: Tăng cường quản lý bảo quản TBDH đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hiệu quả thiết bị dạy học ở trường tiểu học tân mỹ thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 90)

3.3. Một số biện pháp quản lý hiệu quả của Hiệu trƣởng trong

3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý bảo quản TBDH đáp ứng

đổi mới dạy học ở tiểu học

3.3.3.1. Mục đích của biện pháp

Song song với việc trang bị TBDH thì việc quản lý bảo quản TBDH một cách tích cực và thường xuyên là việc làm cần thiết. Bảo quản, bảo dưỡng tốt TBDH đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH tạo cơ sở hoạt động đồng bộ cho các kế hoạch khác của nhà trường. Việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH cần có sự đầu tư về công sức, vật chất và lịng nhiệt tình của người có trách nhiệm. Quản lý việc bảo quản TBDH không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên thư viện mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong nhà trường mà đứng đầu là người hiệu trưởng. Để QL

TBDH được tốt thì biện pháp đẩy mạnh quản lý việc bảo quản TBDH là thật sự cần thiết để chống lãng phí do mức độ hư hỏng TBDH, tiết kiệm nguồn kinh phí đầu tư cho trang bị TBDH và góp phần đẩy mạnh hiệu quả sử dụng TBDH. Hiệu trưởng quan tâm đúng mức đến quản lý bảo quản TBDH là góp phần xây dựng hệ thống TBDH của nhà trường đảm bảo chất lượng tương xứng với xu thế phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiện nay sự thiếu cơ sở vật chất và phương tiện bảo quản, bảo dưỡng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý bảo quản TBDH ở trường tiểu học. Nhà trường tăng cường điều kiện bảo quản: việc bảo quản TBDH ở nhà trường có được thực hiện tốt hay không một phần phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Nhà trường cần tham mưu với ủy ban nhân dân xã đề nghị ủy ban nhân dân thành phố xây dựng đủ các phòng học và các phòng chức năng cho nhà trường. Cần bố trí đủ các phịng bộ mơn, mỗi phịng có đầy đủ phương tiện bảo quản theo quy định phù hợp cho mỗi loại phòng sẽ hạn chế tối đa sự hỏng hóc, hao hụt, thời gian sử dụng ngắn TBDH do điều kiện khí hậu, thời tiết. TBDH phải được sắp xếp gọn gàng, khoa học, ngăn nắp, trật tự tại các phịng bộ mơn; sắp xếp hợp lí theo từng khối, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu bảo quản và sử dụng TBDH. Đây chính là một trong những biện pháp góp phần phát huy hiệu quả sử dụng TBDH đã được trang bị theo yêu cầu.

Phân công rõ GV sử dụng và chịu trách nhiệm bảo quản một số loại TBDH như băng đĩa, đài, các bộ tranh ảnh,... kết thúc năm học bàn giao lại cho nhân viên thư viện. Các phương tiện, dụng cụ bảo quản khi đã trang bị phải được sử dụng hiệu quả, sắp xếp thuận tiện không gây ảnh hưởng lẫn nhau; Nâng cao dần tính tự chủ của cá nhân trong bảo quản TBDH.

Phân cơng GV có chun mơn tin học chịu trách nhiệm quản lý bảo quản và kiểm tra các phịng máy tính, báo cáo định kì tình trạng TBDH cho

phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất vào cuối mỗi tháng để đề xuất các biện pháp xử lí kịp thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH. + Thành lập ban kiểm tra theo học kì, kiểm tra đột xuất, kiểm tra các tiết thực hành thí nghiệm của GV và HS để nắm bắt kịp thời tình hình bảo quản TBDH như sự bố trí, sắp xếp, sử dụng, hư hỏng, thiếu hụt của các TBDH để có kế hoạch nhắc nhở tinh thần bảo quản TBDH kịp thời đến những đối tượng có liên quan, phát huy mặt tốt, ngăn chặn những tiêu cực và lãng phí. Bộ phận QL bảo quản TBDH tiến hành kiểm tra công tác bảo quản TBDH theo nhiều hình thức khác nhau.

+ Tiến hành kiểm kê được danh mục các TB đang có với hai thơng số cơ bản là số lượng và tình trạng, xác định danh mục các đồ dùng còn thiếu, chưa đạt yêu cầu, cần thanh lý từ đó có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời một số TBDH trong khả năng của GV, nhân viên thư viện; có kế hoạch thanh lí những TBDH hư hỏng nặng hoặc đã lạc hậu theo định kì hoặc đột xuất. Cập nhật kịp thời việc mượn trả TB của cán bộ GV.

Hiệu trưởng phải xây dựng được hệ thống các quy định, nội quy về bảo quản, bảo dưỡng TBDH cụ thể. Đầu tư xây dựng đủ phòng, kho cho các bộ môn; trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện bảo quản TBDH cần thiết cho việc bảo quản TBDH. Để có thể đẩy mạnh QL bảo quản, bảo dưỡng TBDH, Hiệu trưởng cần:

+ Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng chun mơn cho nhân viên thư viện thường xuyên, giúp họ hiểu rõ yêu cầu, nhiệm vụ của công việc, động viên họ tự học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Triển khai cho GV, HS nắm vững cơ chế bảo quản TBDH, các TB có tính năng đặc điểm và khác nhau nên để bảo quản tốt trong quá trình sử dụng GV, HS cần nắm vững cơ chế vận hành, sử dụng TBDH thì mới có thể thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng TBDH.

+ Huy động mọi thành viên trong nhà trường đều tham gia bảo quản TBDH. Bộ phận QL bảo quản TBDH phải thực hiện tốt trách nhiệm được hiệu trưởng giao. Triển khai các nội quy, quy định tại các phịng bộ mơn, yêu cầu GV, HS thực hiện nghiêm túc các yêu cầu trên từ đó có ý thức tốt trong việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH.

Xây dựng hệ thống các nội quy, quy định chi tiết cho từng phịng bộ mơn; từng bộ phận có liên quan: Trách nhiệm của GV đối với việc đăng kí sử dụng phịng bộ mơn, mượn TBDH. Quy định đối với HS khi tham gia học tập tại phịng bộ mơn. Quy định trách nhiệm của từng bộ phận QL bảo quản TBDH.

Nhân viên thư viện-thiết bị phải vệ sinh sạch sẽ bố trí, sắp xếp khoa học, thường xuyên các loại TBDH theo khối lớp, theo môn, phù hợp theo yêu cầu bảo quản TBDH; theo dõi tình trạng TBDH theo định kì.

GV có trách nhiệm sử dụng TBDH theo đúng cơ chế vận hành, đảm bảo an toàn giúp HS bảo quản tốt, có trách nhiệm TBDH trong q trình sử dụng. HS cùng phối hợp với GV, nhân viên thư viện thực hiện vệ sinh và bảo quản tốt trong quá trình sử dụng TBDH.

Các thành viên bộ phận quản lý bảo quản TBDH phải lịng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cộng đồng công việc cao, nắm vững các nguyên tắc bảo quản TBDH. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm kê, đôn đốc kịp thời với công tác bảo quản TBDH. Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đánh giá, kiểm tra công tác bảo quản TBDH của bộ phận QL TBDH, đưa tiêu chí bảo quản TBDH vào thi đua của GV, lớp, của từng HS. Hiệu trưởng phải thật sự quan tâm sát sao tới công tác quản lý bảo quản TBDH và động viên khuyến khích kịp thời đối với những thành viên tiêu biểu trong việc bảo quản TBDH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hiệu quả thiết bị dạy học ở trường tiểu học tân mỹ thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 90)