1.3.3.1 Sự hình thành giá BĐS trên thị trường
Giá cả của BDDS được hình thành thơng qua sựu tác động qua lại của cung và cầu về BĐS trên thị trường
P
S P0 E0
Q0 Q
Hình 4: Cân bằng cung cầu trên thị trường
Cân bằng trên thị trường BĐS được xác định tại điểm cắt nhau E0 của đường cung và đường cầu về BĐS. Tại điểm cân bằng, ta xác định được giá cân bằng P0 và sản lượng cân bằng Q0.
1.3.3.2 Đặc trưng của giá cả BĐS
Cũng giống như hàng hóa thơng thường khác, giá cả BĐS hình thành treenc ơ sở quan hệ cung - cầu về BĐS trên thị trường. Tuy nhiên BĐS là hàng hóa đặc biệt, do đó giá cả BĐS có một sơ đặc trưng riêng, khác với những hàng hóa thơng thường khác như:
- Tính song trùng: BĐS bao giờ cũng gắn liền với một diện tích đất đai nhất định như các cơng trình xây dựng, nhà cửa… Vì vậy, giá cả BĐS bao gồm cả giá đất và giá cơng trình xây dựng gắn liền với đất.
- Tính khu vực: Mỗi BĐS gắn liền với một địa điểm nhất định, khơng thể di dời được. Do đó, BĐS phản ánh rất rõ nét sự khác biệt về vị trí địa lý. Cùng một diện tích đất như nhau, nhưng ở các vị trí khác nhau thì giá cả có thể chênh lệch nhau rất lớn.
- Tính đa dạng của giá BĐS: Có nhiều loại giá khác nhau tuy ftheo cơng dụng của BĐS như
Giá thị trường dùng trong giao dịch mua bán; Giá thuê dùng trong giao dịch cho thuê; Giá thế chấp dùng để thế chấp khi vay tiền.; Giá đền bù dùng để giải phóng mặt bằng; Giá khởi điểm đấu giá dùng trong đấu giá;
- Giá cả BĐS được hình thành trong từng giao dịch riêng lẻ: Giao dịch BĐS thực chất là giao dịch quyền lợi mà BĐS đó có thể mang lại. Quyền lợi khơng giống nhau thì giá cả cũng khác nhau.
- Trong dài hạn, giá cả BĐS ln có xu hướng tăng lên vì đất đai là tài nguyên có hạn.