Giảm nguồn thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Phá băng thị trường bất động sản, thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 78)

- Thị trường giao dịch BĐS cho thuê ở Tp Hồ Chí Minh

2.5.3Giảm nguồn thu ngân sách nhà nước

Nguồn thu từ đất đai, tàisản Nhà nước bao gồm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệphí liên quan đến sử dụng đất như thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thuế sử dụng đất phi nơngnghiệp, lệ phí trước bạ; góp vốn bằng giá trị chuyển nhượng đất; xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trịDN khi cổ phần hóa; bán tàisản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộcsở hữu Nhà nước. Đây là khoản thu ổn định, đóng góp tỷ trọng lớn cho tổng nguồn thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, do sự ảm đạm của thị trường BĐS, số lượng giao dịch BĐS giảm đi rõ rệt, nhiều doanh nghiệp thua lỗ… khiến cho ngân sách nhà nước cũng bị thất thu. Cụ thể:

Tổng thu ngân sách địa phương năm 2013 của TP Hà Nội dự kiến giảm 11.824 tỷ đồng, trong đó cấp TP giảm 10.900 tỷ, cấp quận, huyện, thị xã giảm 924 tỷ. Tính riêng khối ngân hàng và bất động sản, thành phố đã hụt thu trên 5,3 nghìn tỷ đồng.Đấu giá quyền sử dụng đất cũng gặp nhiều khó khăn, từ đầu năm tồn TP mới thu được trên 700 tỷ từ đấu giá (kế hoạch là 2.000 tỷ).

Báo cáo của Chi cục thuế TP. Đà Nẵng cho biết, năm 2012 Tổng chi ngân sách năm là hơn 13.600 tỷ đồng. Trong khi đó, nguồn thu ngân sách ước đạt 10.900 tỷ đồng, thất thu so với kế hoạch đặt ra hơn 3.600 tỷ đồng.Sở dĩ nguồn thu đạt thấp so với kế hoạch là do sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, đặc biệt là việc đóng băng thị trường bất động sản khiến nhiều dự án dừng, bỏ triển khai dẫn tới nguồn thu từ đất giảm mạnh. Sự giảm sút mạnh của thị trường bất động sản không chỉ ảnh hưởng lớn đến thu lệ phí trước bạ mà cịn khiến số thu tiền sử dụng đất đạt rất thấp.

Một phần của tài liệu Phá băng thị trường bất động sản, thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 78)