Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Phá băng thị trường bất động sản, thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)

- Thị trường giao dịch BĐS cho thuê ở Tp Hồ Chí Minh

3.2 Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam

Như vậy, tính hết năm 2013, thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua 5 năm trầm lắng kéo dài kể từ năm 2009. Đó là kết quả tất yếu sau một thời gian phát triển nóng khơng kiểm sốt. Sự thất bại của thị trường là những bài học đắt giá cho Nhà nước, hệ thống ngân hàng, các chủ đầu tư và cả người tiêu dùng khi tham gia thị trường BĐS. Xu hướng phát triển của thị trường BĐS trong thời gian tới đó là:

- Người tiêu dùng sẽ quyết định giá trị thực của BĐS

Mặc dù giá BĐS đã liên tục giảm trong những năm qua, tuy nhiên vẫn chưa về đúng với giá trị thực của nó. Mức giá đó vẫn được coi là quá cao so với thu nhập của người dân, khiến cho các căn hộ, chung cư, biệt thự… vẫn ế ẩm. Dự kiến giá trị thực sẽ chốt lại trong vòng từ một đến hai năm nữa khi mà giá BĐS tiếp tục giảm đến 50- 70% so với thời điểm "sốt” trước đây.

- Xu hướng đào thải các doanh nghiệp yếu kém, cạnh tranh trở nên khốc liệt

Thời gian gần đây đã diễn ra hàng loạt thương vụ mua bán, chuyển nhượng dự án bất động sản. Đó là những dự án dù được triển khai cách đây vài năm nhưng đang rơi vào bế tắc không thể tiếp tục thi công. Những doanh nghiệp nhận chuyển nhượng hay hợp tác đầu tư đều có năng lực về tài chính, có kinh nghiệm bán hàng. Theo đó, những doanh nghiệp không đủ năng lực sẽ bị đào thải. Mặt khác, các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành cho BĐS cũng đã lần lượt thoái vốn, các nhà đầu tư trong ngành cũng dần thận trọng hơn trong việc đầu tư vào BĐS. Như vậy là chỉ có những nhà đầu tư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và có năng lực mới có khả năng bám trụ thị trường.

- Chất lượng dự án được quan tâm hơn

Do thị trường đang tồn kho một lượng hàng hóa BĐS rất lớn, nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Để có được sự chú ý của người tiêu dùng, các chủ đầu tư đòi hỏi phải nâng cao chất lượng dự án. Các dự án cũng được xây dựng tất yếu phải dựa trên nhu cầu xã hội, khơng cịn kiểu phát triển tràn lan, tự phát nữa.

- Nguồn cung BĐS vẫn tiếp tục tăng

Thị trường BĐS vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi vì tiến trình đơ thị hóa nước ta chỉ mới ở giai đoạn đầu. tỷ lệ dân cư thành thị hiện nay khoảng 30 -31% trọng tổng số dân cả nước, và dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên 45 – 50% vào năm 2020 – 2025. Do đó, nhu cầu nhà ở, cao ốc, văn phòng, trugn tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, bệnh viện trường học… sẽ tăng cao.

Theo ước tính của CafeLand thì trong giai đoạn từ 2014 đến 2017 94 dự án đang khởi cơng tai Tp Hồ Chí Minh sẽ cung cấp ra thị trường gần 60.000 căn hộ, trong đó hơn 80% sẽ hồn thiện từ năm 2016 trở đi. Đây là một nguồn cung căn hộ rất lớn. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế phục hồi thì việc hấp thụ hết những gần 60.000 căn hộ trong 6 năm là rất khó, trong một vài năm tới thì giá căn hộ tại Tp HCM khó tăng mạnh.

Tại Hà Nội hơn 80 dự án lớn cho thấy nguồn cung từ các dự án này trong 5 năm tới vào khoảng 62.000 căn. Nguồn cung lớn nhất tập trung ở một số quận mới như Hà Đông, Xuân Mai với gần 50%.

Về biệt thự, nguồn cung tương lai khoảng 53.500 căn từ 136 dự án sẽ gia nhập thị trường trong vòng 8 năm tới. Trong năm 2014, khoảng 870 căn từ 7 dự án dự kiến sẽ gia nhập thị trường. Trong đó hơn 60% nguồn cung là biệt thự. Dự thảo quy chế về việc cho phép bán đất nền dự kiến sẽ thay đổi nguồn cung của thị trường nhà ở gắn liền với đất, đặc biệt là phân khúc đất nền.

Mặc dù hiện tại, ở phân khúc nhà ở xã hội, căn hộ bình dân đã trở nên sơi động, tuy nhiên vẫn chưa đủ để làm thị trường BDDS nóng lên. Việc tiếp tục tăng nguồn cung BĐS sẽ tạo áp lực cho thị trường trong tương lai nếu hiện tại khơng có giải pháp điều chỉnh cụ thể.

Một phần của tài liệu Phá băng thị trường bất động sản, thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w