Gây bất ổn nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phá băng thị trường bất động sản, thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

- Thị trường giao dịch BĐS cho thuê ở Tp Hồ Chí Minh

2.5.1 Gây bất ổn nền kinh tế

- Nợ xấu gia tăng.

Tín dụng là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường BĐS. Việc thị trường BĐS mất khả năng thanh khoản tất yếu dẫn đến hiện tượng nợ xấu gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu cao sẽ tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng, khiến ngân hàng thiếu vốn để quay vịng cho vay, phải trích chi phí dự phịng lớn từ đó làm giảm lợi nhuận.

- Nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS bị phá sản

Theo số liệu mới nhất mà Bộ Xây dựng năm 2012, tỷ lệ các công ty bất động sản phá sản tăng 24,1% so với năm 2011. Hàng loạt doanh nghiệp BĐS báo lỗ, mở màn

cho hiện tượng lãi thành lỗ hoặc tụt giảm nghiêm trọng lại vẫn là gương mặt Tổng Công ty Vinaconex (VCG). Vào cuối tháng 4/2012, giới đầu tư bị bất ngờ với VCG khi doanh nghiệp này công bố lợi nhuận rịng năm 2011 sau kiểm tốn giảm 10 lần từ 447 tỷ xuống 40,2 tỷ đồng.

- Ảnh hưởng nặng nề tới ngành xây dựng và và cơng nghiệp có liên quan đến BĐS

Thị trường BĐS đóng băng khơng chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, lan tỏa, tác động mạnh đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất...

Đối với lĩnh vực sản xuất gạch lát, vật liệu xây, do thị trường bất động sản giảm sâu nên tiêu thụ các sản phẩm gạch lát, những tháng đầu năm 2012 rất chậm. Con số từ Bộ Xây dựng cho thấy, tồn kho gạch ốp lát toàn ngành khoảng 60 triệu m2 quy tiêu chuẩn (tương đương sản lượng 2 tháng sản xuất theo công suất thiết kế). Đáng chú ý, có khoảng 40 dây chuyền phải dừng sản xuất từ 1 đến 2 tháng (tương ứng 30% năng lực sản xuất tồn ngành), cá biệt có nhà máy dừng 60% năng lực sản xuất.

Lĩnh vực vật liệu xây, đặc biệt là vật liệu xây không nung cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố lãi suất tín dụng tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng nên sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. 8 tháng đầu năm 2012 tiêu thụ được 2.050 triệu viên (quy tiêu chuẩn) bằng 75% so với lượng tiêu thụ cùng kỳ năm 2011.

Hàng loạt dự án, cơng trình bị đình hỗn đã khiến cho đầu ra của ngành vật liệu xây dựng gần như bị đóng băng, khơng có lối thốt. Hiện lượng hàng tồn kho cao dẫn đến việc không thể phát huy được hết công suất sản xuất của các dây chuyền thiết bị. Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả. Cụ thể, thống kê 10 tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011, sản lượng xi măng giảm 5,1%; thép trịn giảm 9,8%; thép thanh, thép góc giảm 5,2%; kính thủy tinh giảm 17,3%; gạch xây bằng đất nung giảm 4,9%; gạch lát ceramic giảm 3%; điều hòa nhiệt độ giảm 14,1%.Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư.

Một phần của tài liệu Phá băng thị trường bất động sản, thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w