bồi dưỡng cán bộ lớp mới sẽ tốn công sức, thời gian.
Qua trao đổi với GVCN lớp thì các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần (1 tiết/ tuần), tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (2 tiết/ tháng), ở một số lớp học sinh vẫn hoạt động trong phạm vi khơng gian của lớp học, ít hoạt động ngồi trời nên việc tổ chức trò chơi rèn kĩ năng vận động, kĩ năng tư duy, hợp tác… cũng chưa được GVCN quan tâm đầy đủ. Thường GVCN những lớp này là những giáo viên nhiều tuổi nên thường ngại các hoạt động có tính chất vận động cao. Ngồi ra, việc chưa phát huy sự phối hợp với các giáo viên bộ mơn và các lực lượng chi đồn, ban phụ trách Đội cũng làm giảm khả năng sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của GVCN lớp. Việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học của GVCN còn hạn chế.
2.3.4. Thực trạng việc liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trường
Chắc chắn để giáo dục học sinh một cách toàn diện, GVCN nào cũng phải phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục.
Kết quả khảo sát 16 GVCN và 2 CBQL của nhà trường về việc liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như sau:
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát GV, CBQL về sự phối hợp của GVCN với các lực lượng giáo dục khác
STT Phối hợp với các lực lượng
giáo dục Mức độ Chưa bao giờ % Thỉnh thoảng % Thường xuyên % 1 Với Ban giám hiệu 1 5.6 8 44.5 9 50
2
Với Đội thiếu niên tiền
phong/Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
0 0 0 0 18 100
3 Với GVBM 0 0 5 27.77 13 72.33
4 Với ban đại diện CMHS 0 0 7 38.88 11 61.11
5 Với CMHS 0 0 0 0 18 100
6
Với khối chủ nhiệm, hội đồng
giáo dục 2 11.11 10 55.55 6 33.33
7 Với nhân viên, bảo vệ, y tế, thư
viện… 3 16.66 5 27.77 10 55.55
8 Với cơng an, chính quyền địa
phương và các lực lượng GD khác 0 0 15 83.33 3 16.66 Kết quả khảo sát trên cho thấy GVCN phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong/ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhiều nhất và phối hợp với khối chủ nhiệm, tập thể GVCNL, hội đồng giáo dục ít nhất.
Tìm hiểu kĩ hơn qua trò chuyện, phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy số GVCN chọn lựa chưa bao giờ phối hợp với Ban giám hiệu; với khối chủ nhiệm, tập thể GVCNL, hội đồng giáo dục; với nhân viên, bảo vệ, y tế, thư viện… là GVCN ở những lớp có học sinh đa số chăm ngoan, học giỏi, khơng có vụ việc lớn. Cá biệt có GVCN cịn trẻ nên chưa có kinh nghiệm và chưa mạnh dạn trong việc liên kết các lực lượng giáo dục. Mục đích phối hợp các lực lượng giáo dục của GVCN thường tập trung vào việc:
- Giáo dục học sinh cá biệt, chưa ngoan, chưa chăm học.
- Theo dõi học sinh có vấn đề về sức khỏe (bệnh hen, bệnh tim). - Giúp đỡ, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu bộ mơn.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, văn nghệ, thể dục thể thao…
Trong bảng trên, GVCN phải phối hợp với CMHS thường xuyên nhất (tỉ lệ 100% đánh giá ở mức này). Qua phỏng vấn, GVCN và CMHS cho biết các
hình thức phối hợp được thực hiện rất đa dạng: Sổ liên lạc (truyền thống)/ giấy báo giữa nhà trường và gia đình, nhắn tin (cá nhân hoặc qua phần mềm nhắn tin điện tử), gọi điện thoại trực tiếp, thông qua cán bộ lớp, thăm gia đình HS, thơng qua Ban đại diện CMHS, thông qua cuộc họp CMHS định kỳ; mời CMHS đến trường trao đổi trực tiếp; thông qua các trang zalo, facebook chung của lớp…
Trong quá trình phối hợp với các lực lượng giáo dục, GVCN cho biết phối hợp với CMHS trong việc giáo dục con em họ khi có vấn đề bất thường xảy ra hoặc khi con họ có sai sót là vất vả, khó khăn và phức tạp nhất, chiếm nhiều công sức của thầy cô nhất. Đôi khi việc phối hợp không đạt hiệu quả như mong muốn, trái lại gây tâm lí bất bình trong CMHS. Nguyên nhân là do GVCN chưa khéo léo, chưa hợp tình hợp lí trong nhận định về những sai sót khuyết điểm của học sinh và cách giáo dục; có trường hợp nguyên nhân là do nhận thức của CMHS chưa đầy đủ, bao che khuyết điểm của con, bao bọc con thái quá. Những trường hợp như thế này, ban giám hiệu thường có biện pháp can thiệp, tháo gỡ vướng mắc cho cả GVCN và CMHS để hướng đến đích cuối cùng, tìm ra tiếng nói chung, biện pháp chung giáo dục học sinh tiến bộ.
Từ kết quả này, CBQL càng thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng GVCN lớp về cách ứng xử, giải quyết xung đột với CMHS.
2.3.5. Thực trạng việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh
Hiện nay, GVCN đang thực hiện việc đánh giá, xếp loại HS theo quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS trung học phổ thông (Ban hành theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT). Việc các nhà trường phải cập nhật điểm hàng tháng trên phần mềm quản lí điểm (phần mềm Nhật Cường) theo qui định của Sở GD ĐT và tính điểm trung bình mơn, trung bình các mơn trên phần mềm đã tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho GVCN khi đánh giá, xếp loại học sinh.
Để đánh giá, xếp loại học sinh theo học kì và cả năm học thì bên cạnh căn cứ về điểm số (học lực), GVCN còn phải quan tâm đến việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm.
Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh, GVCN phải thực hiện thường xuyên (hàng tháng) và đánh giá quá trình (kết thúc mỗi học kì, cả năm học).
Trên thực tế, việc đánh giá, xếp loại học sinh của GVCN cơ bản là đúng qui định. Để có kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cá nhân học sinh hàng tháng, thông thường, GVCN cho học sinh trong tổ bình xét thi đua và xếp loại từng thành viên của tổ và gửi kết quả xếp loại cho GVCN. GVCN coi đây là một căn cứ quan trọng, kết hợp với theo dõi đánh giá của GVCN (có tham khảo thơng tin của các lực lượng giáo dục khác) để quyết định mức xếp loại của học sinh. Nhìn chung việc đánh giá học sinh đảm bảo khách quan, công bằng. Cá biệt ở một vài GVCN sự đánh giá cịn mang tính chủ quan, “bệnh thành tích”, đơi khi dễ dãi dẫn đến thiếu công bằng giữa đánh giá của lớp này với đánh giá của lớp khác.
Trong đánh giá, xếp loại học sinh, GVCN cũng chia sẻ, có thể có những học sinh mắc nhiều lỗi ở các tháng trước (các vi phạm như quên làm bài tập, cịn nói chuyện riêng…) nhưng sự đánh giá của GVCN căn cứ chủ yếu vào mức độ tiến bộ của học sinh ở các tháng sau này, nên có học sinh bị xếp loại 3 tháng hạnh kiểm Khá, 1 tháng xếp loại hạnh kiểm Tốt vẫn được đánh giá hạnh kiểm Tốt vào cuối học kì, tương tự như vậy, có học sinh xếp loại 2 tháng hạnh kiểm Khá, 2 tháng hạnh kiểm Tốt nhưng kết quả xếp loại cuối học kì vẫn là Khá (vì 2 tháng xếp loại Khá lại là 2 tháng về sau, chứng tỏ có sự sa sút trong rèn luyện đạo đức). Trong một số trường hợp nhất định, trong đánh giá, xếp loại học sinh cuối tháng, cuối kì, GVCN cịn cộng “Điểm thưởng” cho học sinh (Điều này khơng có trong Qui chế) khi học sinh lập được thành tích xuất sắc trong học tập, trong hoạt động, có ý nghĩa lớn đối với tập thể học sinh, nhà trường, cộng đồng (giúp đỡ các lực lượng chức năng ngăn chặn được hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng xấu, cứu giúp người hoạn nạn, xây dựng và phát triển được một phong trào làm việc tốt trong nhà trường, ở địa phương…). Theo ý kiến của CMHS thì nhìn chung kết quả đánh giá học sinh của GVCNL và nhà
trường nhận được sự nhất trí, đồng tình của CMHS (35% số CMHS được hỏi cho rằng cách đánh giá của GVCN, nhà trường hoàn toàn phù hợp với năng lực học tập và phẩm chất đạo đức của con họ; số CMHS cho rằng cách đánh giá của GVCN, nhà trường phù hợp đạt tỉ lệ 62%; mức đánh giá không phù hợp là 3%)