Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp tại trường THCS nguyễn trãi, quận ba đình, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 103 - 124)

quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp được đề xuất.

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp được đề xuất, người viết đã lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, các GVCN có kinh nghiệm ở trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội thơng qua phiếu hỏi.

Tổng số 18 thầy, cơ tham gia khảo sát (trong đó có 2 CBQL, 16 GVCN). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.2. Bảng khảo sát các biện pháp quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THCS

(Đối tượng khảo sát: 2 CBQL, 16 GVCN)

Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Không cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết Không khả thi Khả thi Rất khả thi Biện pháp 1

Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về vị trí, tầm quan trọng của cơng tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

SL 0 0 18 0 0 18

% 0 0 100 0 0 100

Biện pháp 2

Bồi dưỡng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

SL 0 0 18 0 6 12

% 0 0 100 0 33.33 66.67

Biện pháp 3

Đa dạng hóa nội dung, hình thức các hoạt động giáo dục của chủ nhiệm lớp, chú trọng các hoạt động giáo dục trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống.

SL 0 0 18 0 9 9

% 0 0 100 0 50 50

Biện pháp 4

Đổi mới phương thức quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp và kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác chủ nhiệm lớp

SL 0 3 15 0 10 8

% 0 16.66 83.34 0 55.55 44.45

Biện pháp 5

Huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ, tạo điều kiện cơ sở vật chất và môi trường phục vụ hoạt động chủ nhiệm lớp; xây dựng cơ chế hỗ trợ chế độ đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.

SL 0 0 18 0 9 9

% 0 0 100 0 50 50

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THCS

Từ số liệu khảo sát trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Tất cả các biện pháp trên đều nhận được đa số ý kiến của các CBQL, các GVCN đánh giá là rất cấp thiết và rất khả thi, tỉ lệ ý kiến cho là không cấp thiết và không khả thi là 0%.

- Ý kiến đánh giá cho thấy ở mức độ Rất khả thi ở biện pháp 3,4,5 chiếm tỉ lệ 45- 50% (tỉ lệ còn lại cho rằng Khả thi), trong khi biện pháp 2 mức độ Rất khả thi chiếm tỉ lệ cao hơn là 66,67% (Tỉ lệ còn lại là Khả thi), ở biện pháp 1, ý kiến cho rằng Rất khả thi chiếm tỉ lệ tuyệt đối 100%. Người viết đã trao đổi với một số GVCN về nội dung này, được biết vấn đề thi đua khen thưởng và cải tạo bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị phụ thuộc rất lớn vào nguồn ngân sách và nguồn huy động hợp pháp của cơ sở giáo dục. Song với mơ hình trường qui mơ nhỏ như THCS Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) thì nguồn tài chính cũng sẽ là một khó khăn đối với CBQL trong cơng tác quản lí nhà trường.

18 18 18 15 18 18 16 9 8 9 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Tính cấp thiết Tính khả thi

Kết luận chương 3

Trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển; tính thực tiễn, tính hệ thống, đồng bộ; tính khoa học và sáng tạo, căn cứ vào tình hình thực tế, những ưu điểm và tồn tại trong cơng tác quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp của cơ sở giáo dục (trường THCS Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội), luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở Trường THCS Nguyễn Trãi.

Vai trị của các biện pháp trên tuy có khác nhau song các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, cùng hướng tới mục tiêu là nâng cao hiệu quả QLHĐCNL của nhà trường, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất người học trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay. Các biện pháp vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính lâu dài.

CBQL làm tốt cơng tác quản lí, đội ngũ GVCNL có năng lực làm chủ nhiệm tốt với các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp cũng như chất lượng GD chung của nhà trường.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cấp thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Kết luận

Hoạt động chủ nhiệm lớp có vai trị quan trọng trong các trường THCS. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, các trường cần có những biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp phù hợp để đáp ứng yêu cầu của ngành, của nhà trường.

Nhìn chung, việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây đã đạt được một số kết quả nhất định: Đội ngũ GVCN lớp hoạt động khá đều tay, tích cực, trách nhiệm trong công việc. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường đáp ứng được tâm lí, tạo được hứng thú trong học sinh có tác dụng rõ rệt trong việc giáo dục phẩm chất, năng lực người học. Dễ nhận thấy học sinh THCS Nguyễn Trãi giờ đây tự tin hơn, năng động hơn, các thành tích đạt được trong nhiều kĩnh vực được nâng lên, chất lượng giáo dục tồn diện được duy trì và phát triển. Mối quan hệ giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội ngày càng được củng cố, phụ huynh học sinh càng them tin tưởng vào công tác giáo dục của nhà trường, số lượng tuyển sinh đầu vào ngày càng tăng.

Tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, tuy cơng tác chủ nhiệm lớp được thực hiện có hiệu quả, việc quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp đã đạt được kết quả rõ rệt, song trong bối cảnh diễn ra những sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, của xã hội, thì việc ngày càng nâng cao chất lượng cơng tác quản lí nhà trường nói chung, trong đó có quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp nói riêng là vấn đề rất quan trọng. Để làm tốt cơng tác quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp, bên cạnh việc nắm vững lí luận quản lí nhà trường, người CBQL cần phải có tư duy thực tiễn, lựa chọn và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lí phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường, biết khơi dậy niềm say mê, tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong công việc của GVCN lớp. Từ đó góp phần hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, nâng

cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

II. Khuyến nghị

1. Đối với Bộ GD - ĐT:

Hiện nay theo thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ GD - ĐT, ở Chương III, “Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn” qui định Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở được giảm 4 tiết/tuần (4 tiết đó gồm: GVCN dự sinh hoạt dưới cờ đầu tuần (1 tiết), sinh hoạt lớp cuối tuần (1 tiết), phụ trách tiết HĐ GD NGLL (1 tiết/ 2 tuần), 1,5 tiết/ tuần còn lại cập nhật hồ sơ công tác chủ nhiệm. Trên thực tế, để đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, pháp luật … cho học sinh, các cơ sở giáo dục còn tổ chức rất nhiều các hoạt động tập thể khác. Đó cịn chưa kể đến các tiết họp khối chủ nhiệm hàng tháng, các buổi hội nghị, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm… mà GVCN lớp phải tham gia. Vì vậy, đề nghị Bộ GD - ĐT xem xét để tăng số tiết được giảm đối với GVCN hoặc bổ sung phụ cấp cho GVCN lớp.

2. Đối với Sở GD - ĐT Hà Nội, Phòng GD - ĐT quận Ba Đình:

Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp, tập trung vào việc bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, kĩ năng giải quyết xung đột, kĩ năng giao tiếp…

Định hướng và phổ biến các văn bản, tài liệu nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường.

3. Đối với Trường THCS Nguyễn Trãi – quận Ba Đình

Nhà trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng tốt hơn nữa các hoạt động giáo dục học sinh.

Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp.

Tuyên truyền, tăng cường các hình thức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường.

- Khơng ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chú trọng tự học, tự bồi dưỡng.

- Cập nhật thông tin giáo dục, chủ động quản lí sự thay đổi trong giáo dục (ở phạm vi GV, GVCN phụ trách).

- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng GD, Nhà xuất bản GD.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết

số 29-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm

2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ GD và ĐT (2009), Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV trung học phổ

thông.

5. Bộ GD và ĐT (2009), Quy định chế độ làm việc đối với GV phổ thông (Ban

hành kèm theo thông tư 28/2009/TT-BGDDT ngày 20/10/2019 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT)

6. Bộ GD và ĐT (2011), Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông

và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

7. Bộ GD và ĐT (2011), Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và HS trung học phổ thông (Ban hành theo Thông tư 58/2011/TT-BGDDT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT)

8. Bộ GD và ĐT (2015), Chương trình GD phổ thơng tổng thể (dự thảo). 9. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương khoa học QL. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Chính phủ Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Quyết định

số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thơng

11. Đặng Xuân Hải và Nguyễn Sỹ Thư (2012), QLGD, QL nhà trường trong

bối cảnh thay đổi, Nhà xuất bản GD Việt Nam.

thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2018), QL văn hóa nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2019), Ứng dụng tâm lý học trong QL GD, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên, 2012), GD học, tập 2 (Chương XIX, Công

tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông), Nhà xuất bản Đại học sư

phạm.

16. Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ (2000), Những tình huống GD HS của người GV CN, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị quyết số

88/2014/QH13 ngày 28/11/2014, về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thơng.

18. Hà Nhật Thăng (chủ biên), Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ (2004), Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường

Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Hà Nhật Thăng (2001), Phương pháp công tác của người GVCN trường

THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

20. Hà Nhật Thăng (chủ biên, 2009), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, Nhà xuất bản GD.

21. Trần Anh Tuấn (chủ biên, 2014), Ngô Thu Dung, Mai Quang Huy, Giáo

dục học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội.

22. Phạm Viết Vượng (2010), Giáo dục học (Chương XVI. Người GVCN), NXB ĐHQG Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho giáo viên chủ nhiệm lớp)

Để khảo sát thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp, xin Thày/ Cơ vui lịng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ơ thích hợp.

Xin chân thành cảm ơn Thày/ Cô!

Bảng 1: Khảo sát biện pháp tìm hiểu, nắm tình hình học sinh của GVCN

TT Biện pháp Tần suất Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Tìm hiểu qua phiếu thơng tin Sơ yếu

lí lịch

2 Tìm hiểu qua giao tiếp, trị chuyện với học sinh

3 Tìm hiểu qua việc đến thăm nhà học sinh

4 Tìm hiểu thơng qua cán bộ, tập thể lớp

5 Tìm hiểu thơng qua GVBM

6 Tìm hiểu thơng qua tổ chức Đồn - Đội

7 Tìm hiểu thơng qua sổ Ghi đầu bài, Sổ ghi điểm của lớp

8 Tìm hiểu thơng qua trao đổi với CMHS

9 Tìm hiểu thơng qua các lực lượng giáo dục khác

Bảng 2: Khảo sát thực trạng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp của GVCN

TT Biện pháp Có Khơng

1 Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp 2 Phương pháp quản lí, theo dõi, đánh giá tình hình học tập, kỉ

luật của lớp

3 Công tác tự quản của tập thể lớp 4 Lập kế hoạch tổ chức sinh hoạt lớp

5 Cách viết báo cáo tình hình lớp, tổ trong tuần/ tháng/ học kì/ cả năm

7 Cách xây dựng tập thể lớp đoàn kết

8 Các nội dung khác (vui lòng ghi rõ nội dung): ………………

Bảng 3: Khảo sát việc tổ chức các hoạt động giáo dục của GVCN

TT Hoạt động giáo dục

Tần suất

Chưa

bao giờ thoảng Thỉnh Thường xuyên 1 Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn nghệ

2 Tổ chức hoạt động ngoại khóa Thể dục thể thao

3 Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật

4 Tổ chức hoạt động nhân đạo, từ thiện, uống nước nhớ nguồn

5 Thăm hỏi bạn ốm đau, gia đình có việc buồn

6 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng kĩ năng làm cán bộ lớp

7 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, kĩ năng

8

Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề (giáo dục hướng nghiệp, kĩ năng sống, quan hệ ứng xử…)

9 Tổ chức trò chơi rèn kĩ năng vận động, kĩ năng tư duy, hợp tác…

10 Các hoạt động khác

Bảng 4: Khảo sát công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCN của CBQL

TT Hoạt động bồi dưỡng GVCN

Tần suất

Chưa

bao giờ thoảng Thỉnh Thường xuyên 1 Cử GVCN tham gia lớp bồi dưỡng do Bộ

GD, Sở GD, Phòng GD tổ chức 2

Tổ chức các lớp bồi dưỡng GVCN theo kế hoạch của nhà trường

(Mời chuyên gia hoặc CB,GV của trường đảm nhiệm)

3 Tổ chức thi GVCN giỏi 4

Tổ chức phát động viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp

5 Tổ chức tọa đàm, thảo luận về công tác chủ nhiệm lớp

6 Phát sách, tài liệu cho GVCN tự nghiên cứu

7 Tạo điều kiện cho GVCN tham gia các khóa học bồi dưỡng

8 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các trường làm tốt cơng tác CNL

9 Các hình thức bồi dưỡng khác

Bảng 5: Khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp của CBQL

TT Công tác kiểm tra, đánh giá Việc thực hiện

Có Khơng 1 Căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ GVCN

2 Căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của tập thể lớp chủ nhiệm

3 Căn cứ vào kết quả xếp loại thi đua lớp của Đoàn – Đội 4 Căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại của khối chủ nhiệm 5 Căn cứ vào nhận xét, đánh giá của GVBM, HS

6 Căn cứ vào nhận xét, đánh giá của CMHS

Bảng 6. Khảo sát việc thực hiện chức năng quản lí của CBQL đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp tại trường THCS nguyễn trãi, quận ba đình, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 103 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)