Khái niệm quản lý, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 28 - 31)

1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học theo chuẩn năng lực

1.3.1. Khái niệm quản lý, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động

1.3.1.1. Quản lý

Quản lý là một loại hình quan trọng, tồn tại và phát triển lâu đời nhất trong lịch sử lồi người, nó phát triển khơng ngừng cùng với sự phát triển của con người. Hoạt động quản lý được bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:

Theo H. Koontz (Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức). Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [17].

Ở Việt Nam, trong những năm qua, các nhà khoa học quản lý cũng đã tiến hành các nghiên cứu về lĩnh vực quản lý và đưa ra các khái niệm khác nhau về quản lý như:

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [7].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [25].

nhiều góc độ và tất cả các tác giả đều thống nhất vấn đề cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi các câu hỏi sau: Chủ thể quản lý là ai?; Khách thể quản lý là ai, cái gì?; Phương thức quản lý như thế nào?; Cơng cụ quản lý là cái gì?; Mục tiêu của quản lý là cái gì?. Từ đó có thể hiểu khải niệm quản lý như sau:

Quản lý là sự tác động liên tục một cách có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.

1.3.1.2. Quản lý nhà trường

Nhà trường là tổ chức giáo dục và là một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Đa phần các hoạt động giáo dục đều được thực hiện thông qua nhà trường. Nhà trường là tế bào chủ chốt, là cơ quan chuyên biệt, có đội ngũ nhà giáo được đào tạo bài bản về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, với các CSVC phục vụ cho quá trình giáo dục.

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý nhà trường là tập hợp

những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [25].

Theo Phạm Khắc Chương: “QLGD trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến QLGD theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản lý trực tiếp thực hiện mục tiêu GD-ĐT mà xã hội đang yêu cầu” [11].

Như vậy, về bản chất quản lý nhà trường là quản lý người dạy và người học, đó là giáo viên và HS. GV và HS vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý. Với tư cách là đối tượng quản lý, họ là đối tượng bị tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng). Với tư cách là chủ thể quản lý, GV và HS là người tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý.

1.3.1.3. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là là quá trình chủ thể quản lý điều khiển và chỉ đạo, giám sát thường xuyên quá trình dạy học, cho q trình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Như vậy quản lý hoạt động dạy học là tác động của nhà quản lý cơ sở giáo dục (đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường) tới hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS hướng tới việc thực hiện mục tiêu dạy học đề ra.

* Quản lý hoạt động dạy của GV

Quản lý hoạt động dạy của GV, thực chất là quản lý các nhiệm vụ của đội ngũ GV. GV có nhiệm vụ hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và giá trị về tư tưởng, phẩm chất cần được trang bị cho HS. Đồng thời, GV còn phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học. Quản lý hoạt động dạy của GV bao gồm các nội dung quản lý sau:

- Quản lý việc lập kế hoạch công tác, giảng dạy của GV; - Quản lý việc thực hiện chương trình cơng tác và giảng dạy;

- Quản lý nhiệm vụ soạn giáo án và chuẩn bị bài trước khi lên lớp của GV; - Quản lý nhiệm vụ ứng dụng TBDH hiện đại và đổi mới phương pháp giảng dạy;

- Quản lý việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS; - Quản lý việc thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn;

- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu;

* Quản lý hoạt động học của HS

Quản lý hoạt động học của HS: là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của người học trong suốt quá trình học tập. Để nâng cao được chất lượng đào tạo, nhà trường cần tăng cường các biện pháp nhằm quản lý hoạt động học tập của HS.

Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý các hoạt động học tập trên lớp của HS, hoạt động tự học ở nhà, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động hướng nghiệp cho HS.

Quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Đây là bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình với một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, các hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)