Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 32 - 37)

1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học theo chuẩn năng lực

1.3.3. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở cấp

Bộ môn và mối quan hệ quản lý

1.3.3.1. Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng

Cơ cấu tổ chức trường CĐ gồm: - Hội đồng trường:

+ Hội đồng nhà trường có nhiệm vụ định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan trực tiếp quản lý nhà trường, cơ quan quản lý nhà nước về các điều kiện đảm bảo chất lượng, các kết quả thực hiện hoạt động, việc thực hiện các cam kết tài chính của nhà trường;

+ Giới thiệu nhân sự hiệu trưởng, phó hiệu trưởng để thực hiện quy trình bổ nhiệm theo quy định; thực hiện đánh giá hàng năm việc hồn thành

nhiệm vụ của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dị tín nhiệm hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết.

- Ban Giám hiệu: Bao gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng:

+ Ban giám hiệu gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng, thực hiện quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường.

+ Trước khi đưa ra quyết định các vấn đề đã giao cho hội đồng khoa học và đào tạo vẫn phải xem xét ý kiến tư vấn từ hội đồng khoa học và đào tạo.

- Các Hội đồng khoa học và đào tạo, Hội đồng tư vấn:

+ Hội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm vụ tư vấn cho hiệu trưởng về những cơng việc như: Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo, định hướng phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, …

+ Hội đồng tư vấn được hiệu trưởng thành lập để thực hiện một số công việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

- Các Khoa, Bộ môn: Các khoa, bộ mơn có nhiệm vụ quản lý GV, người lao động khác và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân cấp của hiệu trưởng. Lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động GD-ĐT theo kế hoạch chung của trường.

- Các phòng chức năng: Có nhiệm vụ là tham mưu và giúp đỡ hiệu trưởng trong việc quản lý, tổ chức thực thi các công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được hiệu trưởng giao.

- Thư viện, trang thơng tin điện tử, tạp chí: Thư viện có nhiệm vụ cung cấp thơng tin, tư liệu khoa học và công nghệ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, HS. Trang thông tin điện tử dùng để đăng tải các thông tin và các hoạt động của nhà trường.

- Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, đơn vị sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Các tổ chức này được thành lập và hoạt động dựa

trên quy định của pháp luật nhằm phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghệ và hợp tác quốc tế có liên quan đến ngành nghề đào tạo của trường và được tổ chức thành các đơn vị trực thuộc trường.

1.3.3.2. Chủ thể quản lý ở cấp trường

Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở cấp trường bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách và các phòng chức năng.

a) Hiệu trưởng

Hiệu trưởng trường CĐ là người đứng đầu đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường.

Hiệu trưởng trường CĐ phải có một số tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm cơng tác giảng dạy hoặc tham gia QLGD nghề nghiệp;

- Phải có bằng thạc sỹ trở lên;

- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ QLGD nghề nghiệp;

- Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường TC, trường CĐ công lập.

Một số nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng:

- Xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường trình hội đồng nhà trường phê duyệt;

- Xây dựng các quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ GV, CBQL, người lao động trình hội đồng nhà trường thơng qua;

- Tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ GV, CBQL, viên chức và người lao động khác theo quy định của pháp luật;

- Hằng năm, tổ chức đánh giá GV, CBQL, viên chức và người lao động khác;

- Xem xét các ý kiến tư vấn của hội đồng khoa học và đào tạo trước khi quyết định các vấn đề đã giao cho hội đồng khoa học và đào tạo tư vấn.

Trường hợp không đồng ý với nội dung tư vấn, hiệu trưởng được quyết định, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định và báo cáo hội đồng trường trong kỳ họp hội đồng trường gần nhất;

- Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường; trao đổi với chủ tịch hội đồng trường và thống nhất cách giải quyết theo quy định của pháp luật nếu phát hiện nghị quyết vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Trường hợp không thống nhất được cách giải quyết thì hiệu trưởng báo cáo với cơ quan trực tiếp quản lý trường.

b) Phó Hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng trường CĐ là người giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường. Mỗi trường CĐ có khơng q 3 phó hiệu trưởng.

Phó hiệu trưởng phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, sức khoẻ tốt; có uy tín và năng lực quản lý, đã tham gia quản lý cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên ở trường CĐ hoặc đại học ít nhất 5 năm; có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Người được điều động từ cơ quan, tổ chức khác để bổ nhiệm vào chức vụ phó hiệu trưởng thì sau khi bổ nhiệm, phải là GV cơ hữu hoặc CBQL cơ hữu của nhà trường.

Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng; thay mặt hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và pháp luật đối với cơng việc đã giải quyết; có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng về tình hình cơng việc được giao.

c) Phòng chức năng

Các phịng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được hiệu trưởng giao.

Trưởng phịng phải có trình độ đại học trở lên. Riêng trưởng phòng quản lý đào tạo, người đứng đầu đơn vị hoặc bộ phận quản lý khoa học và

cơng nghệ phải có trình độ thạc sĩ trở lên và có kinh nghiệm giảng dạy trình độ CĐ hoặc đại học ít nhất 5 năm; người đứng đầu đơn vị hoặc bộ phận quản lý hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ phải có kinh nghiệm giảng dạy trình độ CĐ hoặc đại học ít nhất 5 năm.

Phó trưởng phịng là người giúp trưởng phòng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phó trưởng phịng phải có trình độ đại học trở lên. Mỗi phịng chức năng của trường CĐ có khơng q 02 phó trưởng phịng tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô đào tạo của trường, được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

1.3.3.3. Chủ thể quản lý ở cấp bộ môn

Bộ môn là đơn vị chuyên môn thuộc khoa hoặc thuộc trường trong trường CĐ. Quy định về tổ chức và hoạt động của bộ môn được thể hiện cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Bộ mơn có các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học được trưởng khoa, hiệu trưởng giao;

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của nhà trường;

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV thuộc lĩnh vực chuyên môn;

học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và trường theo yêu cầu của hội đồng trường, hiệu trưởng, trưởng khoa.

Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở cấp bộ môn bao gồm: Trưởng bộ mơn, Phó Trưởng bộ mơn

a) Trưởng bộ mơn

Trưởng bộ mơn phải có đủ tiêu chuẩn giảng viên giảng dạy trình độ CĐ hoặc đại học, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý, có trình độ thạc sĩ trở lên. Người được điều động từ cơ quan, tổ chức khác để bổ nhiệm vào chức vụ trưởng bộ mơn thì sau khi bổ nhiệm, trưởng bộ mơn phải là GV cơ hữu của nhà trường.

Trưởng bộ mơn có nhiệm kỳ là 5 năm và sau 5 năm có thể được bổ nhiệm lại. Nhiệm kỳ của trưởng bộ mơn có thể theo nhiệm kỳ của trưởng khoa và phải được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

b) Phó Trưởng bộ mơn

Phó trưởng bộ mơn u cầu phải có trình độ đại học và trên đại học. những quy định đối với phó trưởng bộ mơn phải thực hiện tương tự giống như trưởng bộ mơn và nó được quy định cụ thể ở trong quy chế tổ chức và vận hành của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)