Nhóm các biện pháp quản lý cấp Bộ môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 87 - 93)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học theo

3.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý cấp Bộ môn

3.2.2.1. Chủ động phối hợp với các khoa phát triển chương trình tin học đáp ứng chuẩn đầu ra về năng lực các chuyên ngành

a) Mục đích của biện pháp

với khung chương trình của từng ngành và bám sát chuẩn đầu ra của các ngành đó là điều hết sức quan trọng. Bởi vậy bộ môn cần chủ động phối hợp với các khoa, bộ môn khác trong nhà trường để phát triển chương trình tin học đáp ứng chuẩn đầu ra.

Việc phối hợp với các khoa phát triển chương trình tin học sẽ giúp tăng tính chuẩn mực của nội dung, chương trình đào tạo, đồng thời tăng sự thống nhất nội dung của chương trình giữa các khoa, bộ mơn trong nhà trường.

b) Nội dung thực hiện biện pháp

Phối hợp với các khoa tổ chức nghiên cứu các tài liệu, hướng dẫn, chương trình liên quan đến các chuyên ngành chính của nhà trường. Nghiên cứu các chương trình của các trường CĐ, ĐH trong và ngồi ngành cơng an.

Khảo sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Rà soát lại nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn.

Thực hiện xây dựng chương trình mơn tin học đáp ứng chuẩn đầu ra của các ngành chính trong nhà trường.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Bộ môn phối hợp với các khoa trong nhà trường tổ chức xây dựng chương trình mơn tin học đáp ứng được chuẩn đầu ra từng ngành theo các bước sau:

- Bước 1: Thành lập hội đồng xây dựng và thẩm định chương trình - Bước 2: Nghiên cứu tài liệu, xác định yêu cầu đào tạo và những vấn đề trọng tâm của các ngành

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch thiết kế chương trình: Xác định mục tiêu, nội dung cơng việc, thời gian, nguồn lực tài chính và phân cơng trách nhiệm thực hiện xây dựng chương trình.

- Bước 4: Phổ biến kế hoạch, hướng dẫn các quy định, biểu mẫu và phương pháp thực hiện xây dựng chương trình.

- Bước 5: Thiết kế và biên soạn chương trình: Xác định các cơng việc theo từng cấp trình độ (bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ) và theo từng hệ đào tạo. Biên soạn chương trình gồm: mục tiêu đào tạo, phân bổ thời gian, nội dung chi tiết,...

- Bước 6: Hội thảo xin ý kiến chuyên gia và chỉnh sửa - Bước 7: Thẩm định và nghiệm thu chương trình - Bước 8: Ban hành chương trình

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Bộ môn và các khoa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng và phát triển chương trình mơn tin học đáp ứng u cầu chuẩn đầu ra từng ngành. Phải nghiêm túc trong việc xây dựng chương trình, chỉ đạo GV tích cực tham gia xây dựng và phát triển chương trình.

Bên cạnh đó cần phải căn cứ vào khung chương trình mơn tin học của Bộ Lao động và Thương binh xã hội để xây dựng chương trình sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường.

3.2.2.2. Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, hội nghị khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy tin học theo chuẩn năng lực

a) Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho GV giảng dạy môn tin học.

Tạo điều kiện gắn kết giữa các thành viên trong bộ môn và với các đơn vị thực tiễn trong và ngoài ngành. Mở rộng quan hệ hợp tác giữa bộ môn, GV với các cơ sở thực tiễn trong và ngoài đơn vị.

Từng bước đưa hoạt động sinh hoạt chuyên môn, khoa học của bộ môn vào nề nếp, tạo cơ sở để theo dõi, đánh giá và phân loại mức độ hồn thành cơng việc của GV trong bộ môn.

b) Nội dung thực hiện biện pháp

các vấn đề liên quan đến giảng dạy môn tin học, nhất là các nội dung liên quan trực tiếp đến đổi mới phương pháp giảng dạy. Tham gia thảo luận, tranh luận về các vấn đề đó.

Nghe trình bày, chia sẻ về các nghiên cứu có giá trị phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy môn tin học và nghiên cứu khoa học của GV. Thảo luận các vấn đề khoa học liên quan đến đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng phát triển của môn học. Chia sẻ và cập nhật các nội dung, phương pháp giảng dạy, công nghệ mới trong giảng dạy môn tin học dùng cho đào tạo các hệ của nhà trường.

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy mới và tích cực. Hướng dẫn, hỗ trợ trong việc sử dụng công nghệ, TBDH hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy môn tin học.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Đối với tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo tài liệu hay sáng kiến kinh nghiệm. Bộ môn thực hiện lên kế hoạch thực hiện vào đầu năm học, sau đó đăng ký với phịng đào tạo, phòng NCKH và phổ biến đến từng GV. Các GV tích cực chuẩn bị, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công để buổi sinh hoạt được diễn ra đúng thời gian và đạt được hiệu quả.

Để tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

- Bước 1: Bộ môn đăng ký lịch sinh hoạt khoa học và gửi về phòng NCKH. Phòng NCKH sẽ xem xét và xin ý kiến chỉ đạo từ Ban Giám hiệu.

- Bước 2: Bộ môn chuẩn bị các công việc cho buổi sinh hoạt, hội thảo khoa học: Gửi giấy mời cho chuyên gia, đại biểu; Chuẩn bị tài liệu hội thảo như slide, bài báo cáo, …; chuẩn bị CSVC và thiết bị phục vụ hội thảo.

- Bước 3: Gửi lịch và các tài liệu liên quan đến phòng NCKH và các thành phần tham gia.

- Bước 4: Tổ chức sinh hoạt khoa học theo trình tự như sau:

+ Chủ tọa tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình buổi sinh hoạt. + Trình bày báo cáo/ nghiên cứu

+ Các chuyên gia cho ý kiến nhận xét phản biện (nếu có).

+ Các thành viên tham gia chia sẻ, thảo luận các nội dung liên quan. + Kết luận của chủ tọa

- Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ và lưu trữ hồ sơ sinh hoạt khoa học.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban Giám hiệu, các phòng chức năng phải quan tâm đến việc chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn, khoa học của bộ môn. Coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhà trường phải đảm bảo hỗ trợ kinh phí để hoạt động sinh hoạt chuyên mơn, khoa học có thể diễn ra thuận lợi và đạt kết quả.

Các GV phải chú trọng tham gia đều đặn các buổi sinh hoạt chuyên môn, khoa học. Xem đây là một nhiệm vụ trong năm học của bản thân, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu cái mới và thay đổi. Có như vậy thì các buổi sinh hoạt chun mơn, khoa học mới đem lại hiệu quả tích cực nhất. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV tin học của nhà trường.

3.2.2.3. Chỉ đạo, kiểm tra giáo viên trong việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

a) Mục đích của biện pháp

Cơ sở vật chất và TBDH là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới PPDH giúp cho GV và HV thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học, việc sử dụng có hiệu quả TBDH giúp cho HV dễ dàng tiếp thu kiến thức, góp phần nâng chất lượng giáo dục. Việc chỉ đạo, kiểm tra giảng việc trong việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học cũng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tin học theo chuẩn nâng lực trong nhà trường.

b) Nội dung thực hiện biện pháp

Bộ môn tiến hành chỉ đạo, kiểm tra hiệu quả sử dụng CSVC và TBDH với các nội dung sau:

- Xây dựng nội quy, quy chế sử dụng phòng thực hành tin học;

- Cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị cho đội ngũ GV. Tập huấn việc sử dụng thiết bị cho GV. Và chỉ đạo GV nhắc nhở HV những điều cần chú ý khi thực hành để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Chỉ đạo chặt chẽ việc khai thác, sử dụng có hiệu quả TBDH trong q trình giảng dạy, học tập của GV và HV nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đánh giá hiệu quả việc triển khai sử dụng phòng thực hành, thiết bị dạy học của GV.

- Chỉ đạo GV kiểm tra thường xun tình trạng của phịng thực hành, trang TBDH để kịp thời đưa ra đề xuất sửa chữa, thay thế đáp ứng yêu cầu dạy học.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác sử dụng CSVC và TBDH theo yêu cầu của từng năm học. Hàng năm thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng có hiệu quả CSVC và TBDH về quy trình thực hiện, việc sử dụng và bảo quản, bổ sung TBDH mới hiện đại.

Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng CSVC và TBDH, từ đó rút kinh nghiệm ở những mặt cịn hạn chế và tích cực phát huy những mặt mạnh. Khích lệ, động viên GV trong việc sử dụng hiệu quả các TBDH, thường xuyên cập nhật phương pháp và công nghệ mới.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Bộ môn, GV tin học phải ý thức được tầm quan trọng của CSVC và TBDH trong hoạt động giảng dạy mơn tin học. Có như vậy thì mới có thể thực hiện tốt hoạt động dạy học theo chuẩn năng lực đầu ra và đảm bảo được mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 87 - 93)