Thực trạng quản lý cấp trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 64)

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tin học theo

2.4.1. Thực trạng quản lý cấp trường

2.4.1.1. Thực trạng tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực tin học cho các chương trình đào tạo của nhà trường

Trong những năm qua, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực, chú trọng nâng cao năng lực của HV, đảm bảo về chất lượng, thời gian, các nguồn lực để hoạt động diễn ra hiệu quả, chính xác, khách quan. Trong đó việc tổ chức và xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực tin học cho các chương trình đào tạo của nhà trường là quan trọng hơn cả. Tác giả đã tiến hành khảo sát (nhóm 1, 2) về thực trạng tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực tin học cho các chương trình đào tạo của nhà trường và cho ra kết quả dưới đây:

Cho điểm mức độ thực hiện: Thường xuyên – 3 điểm; thỉnh thoảng – 2 điểm; chưa bao giờ - 1 điểm.

Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực tin học cho các chương trình tại Trường CĐ ANND I

TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Thường xuyên Thỉnh

thoảng Chưa bao giờ

SL % SL % SL %

1

Nghiên cứu, ứng dụng thông tư, hướng dẫn của các Bộ, Ban, Ngành về chuẩn năng lực đầu ra

9 30 15 50 6 20 2,1

2 Tổ chức tập huấn cho GV về công tác

xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực 6 20 18 60 6 20 2 3 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực

hiện giảng dạy theo chuẩn đầu ra 3 10 24 80 3 10 2 4

Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm đối các nội dung về chuẩn đầu ra về năng lực

5 16,7 22 73,3 3 10 2,1

5 Kiểm tra, đánh giá, cập nhật chuẩn

đầu ra về năng lực tin học 10 33,3 12 40 8 26,7 2,1

Trung bình 2,06

Từ kết quả điều tra, khảo sát có thể thấy được thực trạng thực hiện các công việc trong tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực tin học cho các chương trình đào tạo của nhà trường mới chỉ diễn ra ở mức độ trung bình (chỉ được 2,06 điểm). Phần lớn CBQL, GV đều cho rằng, chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện các cơng việc nói trên. Ví dụ như việc nghiên cứu, ứng dụng thông tư, hướng dẫn của các Bộ, Ban, Ngành về chuẩn năng lực đầu ra chỉ có 30% CBQL, GV cho rằng thường xuyên thực hiện, 50% thì thỉnh thoảng và có đến 20% là chưa bao giờ thực hiện; 80% CBQL, GV cho rằng chỉ thỉnh thoảng thực hiện chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện giảng dạy theo chuẩn đầu ra và 10% cho rằng chưa bao giờ thực hiện. Việc tổ chức học tập, trao đổi kinh

nghiệm các nội dung về chuẩn đầu ra về năng lực cũng chỉ có 16,7% CBQL, GV cho rằng thường xuyên thực hiện, còn lại cho rằng 73,3% thỉnh thoảng mới thực hiện và 10% chưa bao giờ thực hiện. Việc kiểm tra, đánh giá, cập nhật chuẩn đầu ra về năng lực tin học có đến 66,7% CBQL, GV cho rằng rất ít khi thực hiện. chỉ 33,3% cho rằng thường xuyên thực hiện.

Như vậy, có thể thấy được, việc tổ chức thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực tin học cho các chương trình đào tạo của nhà trường còn chưa thực sự được chú trọng. Chỉ thực hiện khi có yêu cầu, và cịn mang nặng tính thủ tục hành chính.

2.4.1.2. Thực trạng phát triển Bộ môn đào tạo tin học và đội ngũ GV giảng dạy môn tin học cùng với chiến lược phát triển chung của nhà trường

Bảng 2.13. Thực trạng phát triển Bộ môn đào tạo tin học và đội ngũ GV giảng dạy môn tin học tại trường CĐ ANND I

TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Thường xuyên Thỉnh

thoảng bao giờ Chưa

SL % SL % SL %

1 Hướng dẫn GV định hướng nội

dung bồi dưỡng theo nhu cầu 18 60 6 20 6 20 2,4 2 Chỉ đạo GV lập kế hoạch bồi

dưỡng và tự bồi dưỡng 15 50 9 30 6 20 2,3 3 Tổ chức tập huấn các lớp về chuẩn

đầu ra theo năng lực tin học cho GV 4 13,3 24 80 2 6,7 2,1 4 Cử GV đi học tập kinh nghiệm dạy

học ở các trường trong và ngoài ngành 12 40 13 43,3 5 16,7 2,2 5

Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV và lấy căn cứ bình xét thi đua

30 100 0 0 0 0 3

Qua khảo sát điều tra, có thể thấy được nhà trường cũng khá quan tâm đến việc thực hiện phát triển bộ môn đào tạo tin học và bồi dưỡng đội ngũ GV giảng dạy mơn tin học (điểm trung bình đạt 2,4). Cụ thể:

- 80% CBQL, GV cho rằng có thực hiện hướng dẫn GV định hướng các nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu, trong đó có 60% cho rằng thường xuyên thực hiện.

- Phần lớn CBQL, GV đều cho rằng họ thường xuyên chỉ đạo GV lập kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cũng như cập nhật phương pháp giảng dạy, công nghệ mới.

- Việc tổ chức tập huấn các lớp về chuẩn đầu ra theo năng lực tin học cho GV cũng được thực hiện nhưng còn ở mức độ hạn chế (điểm trung bình thấp nhất trong các nội dung, chỉ được 2,1 điểm). 1 năm chỉ có từ 1 đến 2 lớp tập huấn, bồi dưỡng và chỉ là các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, chưa thể cung cấp đầy đủ cho GV các kiến thức, phương pháp để họ thực hiện tốt dạy học học về chuẩn đầu ra theo năng lực tin học.

- Việc cử GV đi học tập kinh nghiệm dạy học ở các trường trong và ngồi ngành có thực hiện, những cũng khơng thường xun, chủ yếu gắn liền với công tác thực tế của GV nhà trường.

- Nhà trường hết sức chú trọng đến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV (điểm trung bình ở mức tối đa: 3 điểm). Hàng năm căn cứ kết quả thực hiện của GV để lấy căn cứ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và xét thi đua cho GV.

2.4.1.3. Thực trạng đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học môn Tin học theo chuẩn đầu ra

Bảng 2.14. Thực trạng đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT và CSVC đáp ứng yêu cầu dạy học môn Tin học theo chuẩn đầu ra

TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Thường xuyên Thỉnh

thoảng bao giờ Chưa

SL % SL % SL %

1

Xây dựng kế hoạch đầu tư và lắp đặt CSVC và TBDH môn Tin học đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra

9 30 15 50 6 20 2,1

2 Tổ chức bảo dưỡng, nâng cấp hạ

tầng CNTT và CSVC 3 10 17 56,7 10 33,3 1,8 3

Trang bị phòng máy phục vụ nhu cầu chuyên ngành trinh sát an ninh, trinh sát ngoại tuyến

0 0 0 0 30 100 1

4 Tổ chức tập huấn sử dụng hiệu quả

phòng máy và TBDH 0 0 6 20 24 80 1,2 5 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử

dụng phòng máy, thiết bị dạy học 5 16,7 25 83,3 0 0 2,2

Trung bình 1,66

Có thể thấy, việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT và CSVC đáp ứng yêu cầu dạy học môn tin học theo chuẩn đầu ra rất ít được nhà trường quan tâm (điểm trung bình chỉ đạt 1,66 điểm), điều đó được thể hiện qua thực trạng dưới đây:

- 70% CBQL, GV cho rằng rất ít khi xây dựng kế hoạch đầu tư, lắp đặt CSVC và TBDH trong đó có đến 20% là chưa bao giờ thực hiện.

- Việc tổ chức bảo dưỡng, nâng cấp hạ tầng CNTT và CSVC cũng được thực hiện rất hạn chế (chỉ được 1,8 điểm trung bình). Có đến 90% cho rằng rất ít khi thực hiện.

- Đặc biệt chưa trang bị phòng máy phục vụ nhu cầu học tập chuyên ngành trinh sát an ninh, trinh sát ngoại tuyến (điểm trung bình ở mức tối thiểu là 1 điểm).

- Tổ chức tập huấn sử dụng hiệu quả phòng máy và TBDH đáp ứng yêu cầu dạy học tin học theo chuẩn đầu ra hiện nay cũng chưa được chú trọng (Chỉ được 1,2 điểm trung bình). Có đến 80% CBQL, GV cho rằng vẫn chưa thực hiện, dẫn đến GV vẫn phải tự tìm tịi, khó tiếp cận và sử dụng tốt những tính năng hiện nay của phịng máy.

- Cuối cùng, có 83,3% CBQL cho rằng việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng phòng máy, TBDH chỉ thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng.

2.4.2. Thực trạng quản lý cấp Bộ mơn

Để tìm hiểu về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học theo chuẩn năng lực tại trường CĐ ANND I ở cấp Bộ môn, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến 24 CBQL và 06 GV tin học. Kết quả như sau:

2.4.2.1. Thực trạng Bộ môn đào tạo Tin học phối hợp với các khoa biên soạn chương trình giảng dạy mơn Tin học bám sát chuẩn đầu ra về năng lực của từng ngành đào tạo trong nhà trường

Bảng 2.15. Thực trạng Bộ môn đào tạo Tin học phối hợp với các khoa biên soạn chương trình giảng dạy môn Tin học bám sát chuẩn đầu ra về năng lực

của từng ngành đào tạo trong nhà trường

TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL %

1 Tổ chức tập huấn về biên soạn chương

trình giảng dạy mơn tin học 7 23,3 18 60 5 16,7 2,1 2

Chỉ đạo biên soạn chương trình bám sát chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo trong nhà trường

4 13,3 17 56,7 9 30 1,8

3 Tổ chức hội thảo về chuẩn đầu ra với các

khoa, bộ môn trong trường 0 0 21 70 9 30 1,7 4

Tổ chức thảo luận, tranh luận về vấn đề biên soạn chương trình phù hợp chuẩn đầu ra các ngành

4 13,3 11 36,7 15 50 1,6

5

Kế hoạch kiểm tra, báo cáo định kỳ về công tác biên soạn chương trình mơn học với nhà trường

7 23,3 23 76,7 0 0 2,2

Từ kết quả khảo sát có thể thấy được, việc phối hợp với các khoa, bộ mơn trong nhà trường để biên soạn chương trình mơn học tin học sao cho bám sát được chuẩn đầu ra từng ngành đào tạo bước đầu đã bao quát được các nội dung thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định (điểm trung bình chỉ đạt 1,88 điểm).

Để biên soạn một chương trình thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải tổ chức tập huấn biên soạn cho GV. Hướng dẫn GV quy trình biên soạn; cung cấp các thông tư, hướng dẫn của Bộ Công an và Bộ Lao động và Thương binh xã hội; phổ biến kế hoạch và chỉ thị của nhà trường. Để GV bước đầu có thể nắm vững quy trình biên soạn chương trình mơn học. Tuy nhiên, hiện nay LĐBM không thường xuyên thực hiện và 16,7% CBQL, GV cho rằng LĐBM chưa bao giờ tổ chức tập huấn về biên soạn chương trình dạy học.

Chỉ đạo biên soạn chương trình bám sát chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo trong nhà trường còn ở mức độ chưa thường xuyên thực hiện. Chỉ 13,3% cho rằng LĐBM thường xuyên chỉ đạo biên soạn chương trình bám sát chuẩn đầu ra từng ngành đào tạo và 56,7% cho rằng thỉnh thoảng mới thực hiện.

Có đến 30% CBQL, GV cho rằng chưa bao giờ tổ chức hội thảo về chuẩn đầu ra với các khoa, bộ môn trong nhà trường và 70% cho rằng chỉ thỉnh thoảng mới tổ chức. Điều đó cho thấy, LĐBM vẫn chưa chú trọng đến việc liên hệ, trao đổi với các bộ môn khác về chuẩn đầu ra. Và tương tự thì việc tổ chức thảo luận, tranh luận các vấn đề biên soạn chương trình phù hợp chuẩn đầu ra từng ngành cũng cịn hạn chế.

Cơng tác tổ chức kế hoạch kiểm tra, báo cáo định kỳ công tác biên soạn với nhà trường được đánh giá ở mức độ khá tốt, với 100% CBQL, GV cho rằng LĐBM có thực hiện hoạt động này.

2.4.2.2. Thực trạng tổ chức sinh hoạt khoa học, kết nối về mặt học thuật bên trong và ngồi nhà trường để bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy Tin học của Bộ môn

Hàng năm, Lãnh đạo Bộ môn rất chú trọng đến việc tổ chức sinh hoạt khoa học, thực hiện các nhiệm vụ khoa học, kết nối về mặt học thuật với các đơn vị bên ngoài nhà trường để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV và tạo sự gắn kết với các đơn vị trong và ngồi trường. Để tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức sinh hoạt khoa học, kết nối về mặt học thuật bên ngoài nhà trường, tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả:

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức sinh hoạt khoa học, kết nối về mặt học thuật bên trong và ngoài nhà trường

TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Thường xuyên Thỉnh

thoảng bao giờ Chưa

SL % SL % SL %

1 Dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV để rút

kinh nghiệm và phát triển chuyên môn 8 26,7 22 73,3 0 0 2,3 2

Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu, viết sáng kiến kinh nghiệm, bài báo khoa học

15 50 15 50 0 0 2,5

3 Tổ chức hội thảo khoa học các vấn đề

liên quan đến CNTT 5 16,7 25 83,3 0 0 2,2 4

Mời chuyên gia, các doanh nghiệp bên ngồi trình bày các nghiên cứu liên quan đến CNTT

0 0 6 20 24 80 1,2

5

Tổ chức thảo luận về các nội dung khoa học liên quan đến phát triển chương trình đào tạo

15 50 8 26,7 7 23,3 2,3

6

Chỉ đạo GV thực hiện công tác thực tế ở các đơn vị trong và ngoài ngành liên quan đến tin học

26 86,7 4 13,3 0 0 2,9

7

Chia sẻ, cập nhật các kiến thức CNTT mới, phương tiện dạy học hiện đại áp dụng trong giảng dạy

7 22,3 20 66,7 3 10 2,1

Kết quả cho thấy 100% CBQL, GV cho rằng Bộ môn đã tổ chức hoạt động dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV để rút kinh nghiệm và phát triển chuyên mơn. Tuy nhiên chỉ có 26,7% CBQL, GV cho rằng diễn ra thường xuyên và 73,3% cho rằng chỉ thỉnh thoảng mới diễn ra. Chứng tỏ hoạt động dự giờ và đánh giá giờ dạy vẫn chưa thực sự được chú trọng trong công tác phát triển chuyên môn của bộ môn.

100% CBQL, GV cho rằng Bộ mơn đã tổ chức các hội thảo giáo trình dạy học, tài liệu tham khảo, sáng kiến cải tiến. Thực tế cho thấy, khi đăng ký chương trình cơng tác năm học, lãnh đạo ln động viên, khích lệ GV thực hiện các nhiệm vụ khoa học như biên soạn tài liệu, giáo trình, … Cùng với đó, LĐBM ln đơn đốc GV biên soạn sớm, đúng tiến độ và tổ chức các buổi hội thảo để nhận xét, góp ý giúp tài liệu ngày càng hồn thiện hơn.

Về tổ chức hội thảo khoa học liên quan đến CNTT, có 83,3% CBQL, GV cho rằng thỉnh thoảng mới thực hiện. Theo điều tra, khảo sát hàng năm bộ môn tổ chức thành công 1 hội thảo CNTT cấp trường. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn tin học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy tin học và các môn học khác trong nhà trường, tạo sự gắn kết với các đơn vị khác trong nhà trường.

Việc mời các chuyên gia, các doanh nghiệp bên ngồi trình bày các vấn đề, nghiên cứu liên quan đến CNTT cũng rất quan trọng, tuy nhiên LĐBM vẫn chưa thực sự quan tâm (chỉ được 1,2 điểm trung bình). Có 80% CBQL, GV cho rằng LĐBM chưa bao giờ thực hiện điều này.

76,7% CBQL, GV cho rằng, LĐBM thường tổ chức thảo luận về các nội dung khoa học liên quan đến phát triển chương trình đào tạo. Tuy nhiên, vẫn có 23,3% cho rằng LĐBM chưa bao giờ thực hiện.

Có 86,7% CBQL, GV đánh giá rằng LĐBM thường xuyên chỉ đạo GV thực hiện cơng tác thực tế ở các đơn vị ngồi trường (được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2,9). Hàng năm có nhiều lượt GV thực hiện công tác

thực tế tại các đơn vị trong và ngoài ngành liên quan đến CNTT để nâng cao năng lực thực tiễn, tiếp cận thêm nhiều kiến thức CNTT mới, ứng dụng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tin học theo chuẩn năng lực tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 64)