1.4.2.1. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu xã hội về năng lực tin học đầu ra trình độ Cao đẳng
Hiện nay, cách mạng Cơng nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) hay cách mạng số là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Bản
chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa vào nền tảng của công nghệ số và tích hợp tất cả những cơng nghệ thơng minh để qua đó tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Trong đó những cơng nghệ quan trọng là cơng nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot... thơng qua các hệ thống không gian mạng, vạn vật kết nối internet (IoT) và điện tốn đám mây. Qua đó, tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lý. CMCN 4.0 không chỉ là một khái niệm trên lý thuyết, mà nó đã và đang diễn ra, sức ảnh hưởng của nó ngày càng lớn đến đời sống của con người.
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam có rất nhiều các bộ phận, lĩnh vực hiện đang hoạt động trong không gian của cách mạng công nghiệp 4.0 như: Viễn thông, hệ thống mạng, camera tự động… thậm chí một số doanh nghiệp cũng đang áp dụng công nghệ in 3D … Việt Nam đang có sự tiếp cận rất nhanh chóng về cách mạng công nghiệp 4.0 khi hàng loạt các cuộc thảo luận, nghiên cứu được thực hiện. Trên các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin về cuộc cách mạng này. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 được dự đốn sẽ mang lại những lợi ích rất lớn. Để bắt kịp xu thế của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 thì nguồn nhân lực khi ra trường phải có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu cơng việc hiện nay. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những vấn đề phức tạp về trật tự an tồn xã hội, trong đó có vấn đề an ninh mạng, an ninh thơng tin, các loại tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, tội phạm sử dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là các loại tội phạm hoạt động theo phương thức có tổ chức xuyên quốc gia.
Đứng trước xu thế phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và tình hình gia tăng tội phạm cơng nghệ cao, u cầu đặt ra đối với học phần Tin học được giảng dạy tại trường các trường CĐ thuộc Bộ Công an không chỉ là cung cấp các kiến thức cơ bản cho HV về CNTT mà cần phải cung cấp cho HV những kiến thức theo kịp thời đại, các kỹ năng cần thiết để ứng phó được với các
dạng tội phạm xâm phạm an ninh không gian mạng. Và chuẩn đầu ra cũng phải cập nhật để kịp thời đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra.
1.4.2.2. Cơ chế quản lý từ cấp Bộ đến nhà trường
Trước đây, các trường CĐ đều thuộc Tổng cục chính trị cơng an nhân dân thuộc Bộ Công an. Việc trải qua nhiều cấp quản lý khiến cơng việc nhà trường bị đình trệ do phải xin ý kiến của các cấp, hay các thông tư, hướng dẫn được ban hành chậm dẫn đến ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay việc xóa bỏ các tổng cục trong Bộ Cơng an làm cho bộ máy được giảm tải, các trường CĐ chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ. Các cấp trung gian, chồng chéo được xóa bỏ tạo điều kiện để giải quyết cơng việc một cách nhanh chóng, đáp ứng u cầu thực tiễn. Đây chính là thuận lợi với các trường CĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình.
1.4.2.3. Bối cảnh địa phương
Cùng với Tiếng anh thì mơn Tin học đang được xã hội ngày càng quan tâm. Đó là cơ sở, là phương tiện để chúng ta thực hiện nghiên cứu, học tập và làm việc. Nếu tin học khơng được chú trọng thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với thế giới. Chính vì được sự quan tâm của xã hội, nên việc dạy học môn tin học sẽ trở nên thuận lợi hơn những mặt khác nó cũng địi hỏi đội ngũ CBQL, GV tin học phải nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu của người học và nhu cầu của xã hội.
Kết luận chƣơng 1
Trên cơ sở những lý luận cơ bản về hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học mơn Tin học nói riêng, phân tích những nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dạy học môn Tin học ở các trường CĐ, chương 1 đã hệ thống hóa một số nội dung của cơ sở lý luận làm công cụ nghiên cứu bao gồm:
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học theo chuẩn năng lực là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý vào hoạt động dạy học được tiến hành bởi giáo viên, HS và sự hỗ trợ của lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo chuẩn năng lực môn Tin học đã xây dựng, trong đó chủ thể quản lý hoạt động dạy học là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Bộ mơn và Tổ chuyên môn.
- Việc thực hiện quản lý hoạt động dạy học môn Tin học theo chuẩn năng lực đem lại hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ dạy học thì người quản lý cần phải bắt đầu từ việc xây dựng chương trình, chuẩn năng lực mơn tin học; thực hiện quản lý, bồi dưỡng giáo viên, CBQL từ cấp trường đến cấp bộ môn; quản lý việc sử dụng có hiệu quả CSVC, trang TBDH phục vụ mơn tin học.
Hệ thống các khái niệm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng trên là cơ sở lý luận và công cụ để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học theo chuẩn năng lực tại trường CĐ ANND I sẽ được trình bày trong chương 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THEO CHUẨN NĂNG LỰC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH
NHÂN DÂN I