1.3.1. Đặc điểm học sinh trường PTDTNT
Trường PTDTNT đào tạo học sinh là con em các dân tộc thiểu số định cư lâu dài ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (KT- XH) đặc biệt khó khăn. Đa số các em đều ngoan, biết nghe lời khuyên bảo, dạy dỗ của thầy cô và người lớn tuổi, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất, ham thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động tập thể khác.
Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn, giáo dục chưa phát triển. Năng lực nhận thức của học sinh khơng đồng đều, khả năng tư duy cịn hạn chế, nhất là học sinh ở các lớp đầu cấp. Một số ít chưa có ý thức học tập, chưa xác định được động cơ học tập.
Các phong tục tập quán lạc hậu cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh như: tác phong chậm chạp, ỷ lại, thích uống rượu, hút thuốc lá, yêu và kết hôn sớm, sống khá bng thả, tự do; học địi theo phong cách sống nước ngoài (thần tượng trên phim ảnh), chưa ý thức được việc phải trân trọng BSVH của chính dân tộc mình…..
Với những đặc thù của các em học sinh dân tộc thiểu số nêu trên, có thể thấy các em học sinh dân tộc khi hòa nhập với cuộc sống tập thể còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, chưa xác định rõ mục tiêu phấn đấu, đó chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến động lực học tập, rèn luyện của các em. Vì vậy ngồi việc đáp ứng yêu cầu quản lý học sinh nội trú, cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) ở các trường PTDTNT còn phải đáp ứng được các năng lực khác như: có sự hiểu biết về tâm lí (tâm lý lứa tuổi), ngôn ngữ, phong tục, tập quán đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương các em sinh sống, biết khơi dậy cho các em lòng tự hào dân tộc và hướng phấn đấu đúng đắn. Giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt việc giúp các em khắc phục, sửa chữa những phong tục tập quán, thói quen lạc hậu là việc làm hết sức khó khăn. Điều đó đặt ra cho cơng tác quản lý hoạt động GD VHDT ở các trường PTDTNT phải phù hợp với đặc thù của trường nội trú, với công tác quản lý và giáo dục của nhà trường.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT
Văn hóa khơng chỉ đem lại sự giàu có cho con người mà văn hóa cịn có tác dụng giáo dục con người. “Văn hóa ...là cái đồng nghĩa với sự hồn thiện con người về mặt đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ”. Việc đưa các giá trị văn hóa vào dạy học sinh tạo nên
“các quà tặng đặc biệt” làm xuất hiện ở người học sinh “mạch nước sáng tạo vô tận sôi lên đằng sau ngưỡng cửa của tri thức” để giúp học sinh tiếp thu, hịa nhập và hồn
thiện.
Giáo dục văn hóa là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người học phẩm chất, năng lực, tri thức cần thiết về những giá trị vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, tâm thức, ngôn ngữ...của một dân tộc hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong đời sống văn hóa – xã hội của chính dân tộc đó.
Giáo dục văn hóa là cách để bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, truyền thống VHDT. Con đường để VHDT được bảo tồn và phát triển tốt nhất là thông qua giáo dục. Bằng con đường giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, tâm thức, ngôn ngữ...của một dân tộc được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách cơ bản và hiệu quả nhất.
Trong trường PTDTNT, giáo dục VHDT là nhằm giúp học sinh người dân tộc (thiểu số) nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
mình, có ý thức về dân tộc, về những giá trị tinh thần và vật chất của dân tộc, về lịch sử, xã hội, về các kinh nghiệm trong cuộc sống; hình thành ở học sinh những tình cảm tốt đẹp về VHDT, có tình u thương gắn bó với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển của q hương, biết tơn trọng u q, giữ gìn và phát huy BSVH truyền thống của dân tộc; hình thành nhân cách con người mới có tri thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi.
Việc triển khai giáo dục VHDT trong trường PTDTNT, cùng với những nội dung giáo dục đặc thù khác làm nổi rõ tính chất dân tộc và nội trú của loại hình trường chuyên biệt này. Ngồi ra nó cũng thiết thực góp phần vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tơn, phát huy BSVH của các dân tộc thiểu số, về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Vì vậy giáo dục VHDT cho học sinh dân tộc cần linh hoạt, đa dạng, phong phú. Kết hợp hài hòa giữa các bộ mơn văn hóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo môi trường thân thiện cởi mở, khơng khiên cưỡng, gị bó.