3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động GDVHDT ở trường PTDTNT
3.2.3. Thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hóa dân
phong trong việc thực hiện kế hoạch GD VHDT;
Kế hoạch phải do tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường xây dựng nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc xác định mục tiêu và triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu;
Chú trọng đến việc huy động các nguồn lực, trong đó việc phân cơng nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho các lực lượng tham gia hoạt động GD VHDT trong nhà trường, thường xuyên kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch;
3.2.3. Thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc tộc
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp
Biên soạn tài liệu phục vụ cho hoạt động GD VHDT phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của nhà trường, giúp hoạt động GD VHDT đi vào chiều sâu, phù hợp với tâm lý và nhu cầu của học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.
Căn cứ số học sinh dân tộc đang học tập tại trường, tài liệu GD VHDT phải được thiết kế với bố cục gồm 2 phần lớn, theo đó ở phần thứ nhất sẽ lã những vấn đề lý luận và giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng ở các vùng miền trên tồn quốc đặc biệt là văn hóa vùng Tây Bắc và văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc; phần 2 bố cục thành nhiều bài, mỗi bài giới thiệu về một giá trị văn hóa dân tộc, một hiện tượng văn hóa dân tộc của 2 dân tộc chiếm tỷ lệ đông nhất đang học tập tại trường: Văn hóa dân tộc Thái – Mơng;
Việc thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho hoạt động ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng cần bám sát VHDT Thái, Mông trên địa bàn và nhu cầu được học tập văn hóa Thái, Mơng khơng những của dân tộc bản địa mà của cả những người quan tâm và có liên quan. Tập trung vào bốn nhóm hoạt động GD VHDT là: hoạt động giáo dục việc giữ gìn các thành tựu thuộc văn hóa vật chất, văn hóa phi vật chất.
Để thiết kế nội dung tài liệu cho hoạt động GD VHDT có hiệu quả cao, cần chú ý thực hiện như sau:
- Trước khi thiết kế nội dung và biên soạn tài liệu cần xác định rõ thiết kế và biên soạn cho ai (đối tượng là ai, có đặc điểm gì, nhu cầu gì?). Ở đây cần xác định rõ đối tượng thực hiện là học sinh người dân tộc thiểu số đang học tập tại trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng và người chuyển tải nội dung, tài liệu đó đến học sinh chính là đội ngũ giáo viên trong trường;
- Việc lựa chọn chủ đề sát với nhu cầu người dân và các vấn đề cấp bách của địa phương cũng cần được chú trọng. Ví dụ người Thái, người Mơng có chữ viết riêng song hiện nay số người biết viết chữ Thái, Mơng rất ít. Qua khảo sát nhu cầu muốn học chữ viết của tiếng mẹ đẻ là rất cao. Hay người Mông ở huyện Mường Ảng có Lễ hội Gầu tào được coi là lễ hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Mông. Lễ hội là dịp để cúng tạ Trời Đất, thần linh phù hộ, ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng…Hiện nay, do thế hệ trẻ ít chú tâm đến văn hoá truyền thống nên rất ít người hiểu về lễ tạ trời đất, song qua khảo sát nhu cầu của người dân nơi đây được tập huấn các chuyên đề về giáo dục văn hoá truyền thống là rất cần thiết;
- Khi thiết kế nội dung hoạt động và biên soạn tài liệu cần xác định rõ mục tiêu, xác định các kết quả cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau khi tham gia các hoạt động GD VHDT. Ví dụ khi biên soạn tài liệu GD VHDT ở nội dung
nói về các quy định của pháp luật về bảo tồn và phát huy các giá trị VHDT thì cần xác định rõ sau khi học xong học sinh cần nắm được các kiến thức về bảo vệ di sản văn hoá vật thể, phi vật thể tại địa phương; có kỹ năng thực hiện các hoạt động để giữ gìn BSVH dân tộc; có thái độ đúng trong việc nhìn nhận, đánh giá về hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc. Mục tiêu không quá nhiều để tránh sự quá tải về nội dung và sự không tập trung của tài liệu. Cần chú ý mục tiêu động viên, khuyến khích, nâng cao lịng tự tin của học sinh khi tham gia các hoạt động GD VHDT ở trường;
- Khi lựa chọn nội dung phải nhất quán với mục tiêu đã xác định, cách thể hiện nội dung phải căn cứ vào thực tế đời sống của các dân tộc, gắn với lứa tuổi học sinh và khả thi khi tích hợp trong một số mơn học và các hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn nếu mục tiêu là giáo dục việc giữ gìn các thành tựu văn hố của nhận thức dân tộc Thái thì nội dung có thể giới thiệu về các loại hình văn học (truyện cổ tích dân gian Thái, phương ngôn tục ngữ của người Thái, truyện thơ dân tộc Thái như “Sống chụ xon xao”, “Hiến Hom - Cầm Đơi”...); các loại hình nghệ thuật (múa sạp, múa xoè, thổi khèn bè, sáo, chiêng trống, hát Thái (khắp)...), luật tục của dân tộc Thái...
- Lựa chọn hình thức, tài liệu cho phù hợp với nội dung và mục tiêu: muốn hình thành kỹ năng thì soạn sách mỏng, muốn tun truyền khuyến khích thì dùng áp phích, muốn phê phán thì có thể vẽ tranh biếm hoạ... Hình thức tài liệu cũng phải phù hợp với thời gian: ít thời gian thì soạn áp phích, thời gian vừa phải thì soạn tờ gấp, thời gian nhiều có thể soạn sách mỏng hoặc sách tranh. Hình thức tài liệu cũng phải phù hợp với đối tượng là học sinh nên cân đối giữa kênh hình và kênh chữ, nội dung dễ hiểu, ngôn từ gần với nếp suy nghĩ của dân tộc Thái, Mông;
- Soạn thảo nội dung tài liệu phải nhất quán với mục tiêu, diễn đạt ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không nên lạm dụng các thuật ngữ khoa học, lưu ý có chú thích với các từ khó. Cần chú ý hình minh hoạ để làm tăng tính hấp dẫn cho nội dung và dễ hiểu, dễ nhớ với người học. Hình minh hoạ phải có phong cảnh, cách ăn mặc, nhà cửa, đồ đạc phù hợp với cuộc sống, truyền thống của dân tộc Thái, Mông.
3.2.3.3. Các điều kiện để thực hiện
- Việc thiết kế nội dung, biên soạn tài liệu GD VHDT phải do chính đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của nhà trường thực hiện;
VHTT, phòng dân tộc, Ban tuyên giáo, Đài truyền thanh – truyền hình huyện và rất cần có sự tham gia của các nhà khoa học (các chuyên gia về văn hóa dân tộc);
- Việc biên soạn tài liệu phải tuân thủ quy trình xây dựng và ban hành: thành lập Hội đồng tác giả, xây dựng dự thảo, thẩm định và ban hành.
3.2.4. Chỉ đạo việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc qua các môn học, các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong bối cảnh GDVHDT được triển khai trong chương trình GD ở một nhà trường với chương trình GD được quy định của các cấp quản lí, cần phải có chỉ đạo cho các bội phận nhà trường lồng ghép tích hợp qua các mơn học trong chương trình chính khố; thơng qua các hoạt động ngoại khố...
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức GD VHDT nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho mục tiêu kế hoạch đề ra. Mỗi hình thức đều có những ưu thế và những khó khăn địi hỏi phải vận dụng một cách mềm dẻo, phù hợp với từng thời điểm và điều kiện cụ thể của nhà trường, của địa phương. Thơng qua hoạt động ngoại khóa giúp học sinh được tiếp cận với bản làng, các hình thức sinh hoạt văn hóa, các em được “nhập thân” trong văn hóa khi tham gia các lễ hội hay tham gia biểu diễn nghệ thuật trong các chương trình văn nghệ...
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
a) Tích hợp qua một số mơn học:
* Tích hợp qua mơn Ngữ văn
Môn Ngữ văn gồm ba phần: môn Văn, Tiếng Việt, làm văn; có liên quan chặt chẽ đến văn hóa nói chung và bản sắc văn hóa nói riêng;
Học sinh học các tác phẩm văn chương là tìm thấy ở đó hình ảnh con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên, trong quan hệ quốc gia, dân tộc, trong quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân mình. Xu hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa làm cho việc tìm hiểu tác phẩm trở nên sâu sắc và có thể khơi gợi tìm hiểu khía cạnh đất nước, dân tộc thông qua tác phẩm văn chương.
Trong chương trình văn học có nhiều bài học văn liên quan đến bản sắc văn hóa các dân tộc như: Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), Sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê đê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường), Mười tay (ca dao dân tộc Mường), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn, dân tộc Tày)... Bên cạnh đó cịn có các tác phẩm văn học của các tác
giả không phải người dân tộc thiểu số nhưng viết về dân tộc, miền núi như Tơ Hồi (Vợ chồng A Phủ), Quang Dũng (Tây Tiến), Nguyễn Trung Thành (Rừng Xã nu), Tố Hữu (Việt Bắc). .. Những tác phẩm này cho học sinh thấy những nét đẹp của tính cách người dân tộc thiểu số và những phong tục, vốn văn hóa phong phú, tốt đẹp của các dân tộc.
Trong khi học các tác phẩm và thể loại văn học chung của chương trình, học sinh dân tộc có điều kiện liên hệ, so sánh với những tác phẩm cùng thể loại của dân tộc mình, từ đó hiểu thêm về tác phẩm đang học và hiểu thêm nét độc đáo trong tác phẩm của dân tộc mình.
* Tích hợp qua mơn Lịch sử
Lịch sử có một vị trí và ý nghĩa to lớn nhằm giúp học sinh hiểu khái niệm: văn hóa, văn minh, giá trị văn hố truyền thống, bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở Điện Biên gắn liền với lịch sử các dân tộc thiểu số ở tỉnh Điên Biên, lịch sử mảnh đất Điên Biên nói riêng và và lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung; giáo dục các thế hệ học sinh lòng tự hào, yêu mến quê hương, có trách nhiệm với việc xây dựng quê hương, bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc mình, biết tơn trọng văn hóa của các dân tộc anh em.
Thông qua môn lịch sử (các chuyên đề về lịch sử địa phương), học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức cơ bản, phù hợp với cấp học về văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc thiểu số Điện Biên nói riêng, các dân tộc thiểu số nói chung, các dân tộc thiểu số nói chung. Tiêu biểu như Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Gầu tào...lễ hội cầu mùa,
xên bản, xên Mường, Lễ hội Cầu mưa của dân tộc Thái; Lễ hội Xen Pang Ả của dân tộc Kháng, Lễ Pa Sưm của người Khơ Mú ...
Để tích hợp hiệu quả nội dung GD VHDT qua môn lịch sử cần lưu ý:
- Xác định đúng mục tiêu các vấn đề văn hóa trong giờ học Lịch sử. Ở đây cần
đạt được yêu cầu: trên cơ sở hiểu biết những kiến thức cơ bản về văn hóa của các dân tộc thiểu số để học sinh nắm vững hơn sự kiện lịch sử đang học; từ đó giáo dục cho học sinh ý thức về văn hóa của dân tộc mình, trách nhiệm báo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
- Hướng dẫn học sinh sử dụng những kiến thức về văn hóa của chính dân tộc
mình hoặc các dân tộc khác mà em được học, được tiếp nhận từ các nguồn thông tin khác ngồi mơn học, trong một mức độ nhất định sưu tầm, thu thập thêm tài liệu trong sách vở, trong thực tế để bổ sung cho kiến thức đã có;
- Liên hệ kiến thức về văn hóa vào nội dung bài lịch sử đang học, không đi tràn
lan làm lỗng mục tiêu bài học, tạo nên tình trạng quá tải, chồng chất sự kiện. Tạo điều kiện để thực hành bộ môn (học sinh sưu tầm tài liệu, hiện vật, thăm bào tảng nhà truyền thống, hoạt động ngoại khóa...).
* Tích hợp qua mơn Giáo dục công dân
Môn giáo dục công dân là một mơn học có vai trị chủ chốt trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật và lối sống cho học sinh. Do đó có khả năng tích hợp giáo dục nhiều vấn đề trong đó có giáo dục bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Môn giáo dục công dân không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của môn học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh. Đồng thời, hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn trước vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Vì vậy, mơn học này có khả năng tích hợp nhiều mức độ khác nhau các nội dung GD VHDT cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc qua môn giáo dục công dân trong trường học nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc thiểu số ở tỉnh Điên Biên nói riêng;
- Hiểu một số chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số;
- Nêu được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong việc thực hiện chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số;
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về vấn đề bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số;
- Có ý thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số;
- Tơn trọng các giá trị văn hố truyền thống các dân tộc thiểu số, sẵn sàng phê phán các hành vi làm tổn hại giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, ủng hộ những việc làm góp phần bảo tồn bản sắc văn hố dân tộc.
Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung có nguồn tài nguyên phong phú, có tiềm năng nhất nước ta về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản với các mỏ có giá trị như apatit, sắt, đá vơi, đất hiếm, đa kim, đa khoáng, tài nguyên rừng... và thuỷ điện – đây là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ.
Điện Biên có nhiều hang động, phong cảnh đẹp, thuận lợi phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Là tỉnh có chung biên giới hai quốc gia, do vậy đây là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thương, có địa hình đa dạng, có quỹ đất chưa sử dụng cịn lớn cùng với các vùng tiểu khí hậu nhiệt đới và ơn đới để phát triển đa dạng nông nghiệp cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật ni rất đa dạng và phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, có thể đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản.
Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng cỏ cây hoang dại trong rừng làm thuốc chữa bệnh. Những bài thuốc đã được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, mang lại những giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn; đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay vẫn khai thác nguồn dược liệu thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình. Đây là một kho tàng văn hóa phi vật thể đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên những năm trở lại đây việc chặt phá rừng bừa bãi và khai thác quá mức