3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT thông qua ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát;
Xác định tính khả thi của các biện pháp đề xuất thông qua ý kiến đánh giá khách quan từ các đối tượng được khảo sát để nâng cao chất lượng hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng.
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
Tiến hành lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng về mức độ cần thiết và tình khả thi của từng biện pháp, bao gồm: Ban giám hiệu, Tổ trưởng, Tổ phó các tổ chun mơn, Trưởng, phó các tổ chức đoàn thể; giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn với tổng số người là 30 người.
3.3.3. Cách thức tiến hành khảo nghiệm
Sử dụng phiếu hỏi; phỏng vấn, trao đổi
3.3.4. Các biện pháp được khảo nghiệm
Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp sau đây:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục văn hóa dân
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc
hướng vào mục tiêu bảo tồn những giá trị truyền thống
Biện pháp 3: Thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục
văn hóa dân tộc
Biện pháp 4: Chỉ đạo việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc qua các mơn học,
các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa
Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động GD VHDT
Biện pháp 6: Coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GD VHDT
để thúc đẩy hoạt động GD VHDT đạt mục tiêu
3.3.5. Nội dung và quy trình khảo sát
Lập phiếu, nêu câu hỏi, gửi phiếu tới các đối tượng xin ý kiến; thu lại để xử lý các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm ở 3 mức độ:
- Vê mức độ cần thiết: rất cần thiết: 2 điểm; cần thiết: 1 điểm; không cần thiết: 0 điểm;
- Về mức độ khả thi: rất khả thi: 2 điểm; khả thi: 1 điểm; không khả thi: 0 điểm.
Tính tỷ lệ %, xếp theo thứ bậc về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT
T T Biện pháp quản lý HĐ GD VHDT Mức độ cần thiết Tổng quân Bình Xếp thứ Rất cần
thiết Cần thiết cần thiết Không
SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 24 73 6 27 0 0 54 1.8 2 2 Biện pháp 2 27 90 3 10 0 0 57 1.9 1 3 Biện pháp 3 20 67 10 33 0 0 50 1.66 3 4 Biện pháp 4 18 60 12 40 0 0 48 1.6 4 5 Biện pháp 5 16 53 14 47 0 0 46 1.53 5 6 Biện pháp 6 13 43 17 57 0 0 43 1.43 6
T T Biện pháp quản lý HĐ GD VHDT Tính khả thi Tổng qn Bình Xếp thứ Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 23 70 9 30 0 0 51 1.7 3 2 Biện pháp 2 21 77 7 23 0 0 53 1.76 2 3 Biện pháp 3 20 67 10 33 0 0 50 1.66 4 4 Biện pháp 4 25 83 5 17 0 0 55 1.83 1 5 Biện pháp 5 19 63 11 37 0 0 49 1.63 5 6 Biện pháp 6 17 57 13 43 0 0 47 1.56 6
Từ kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy:
Đánh giá mức độ cần thiết, có 100% ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết đối với cả 6 biện pháp đề xuất. Trong đó 4/6 biện pháp có ý kiến đánh giá là rất cần thiết với tỷ lệ từ 60% trở lên. Các biện pháp về nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GD VHDT và coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GD VHDT để thúc đẩy hoạt động GD VHDT đạt mục tiêu cũng nhận được sự đồng tình ở mức độ trung bình với tỷ lệ từ 50% trở lên. Điều này khẳng định rằng các biện pháp đề xuất là phù hợp với mong muốn của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường và cần thiết phải tiến hành đồng bộ các biện pháp trên trong thời gian tới.
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc hướng vào mục tiêu bảo tồn những giá trị truyền thống là biện pháp được đánh giá cao nhất với 90%
tán thành ở mức độ rất cần thiết, có nghĩa là biện pháp này được xem là quan trọng nhất bởi vì có xây dựng kế hoạch tốt thì việc triển khai áp dụng các biện pháp cịn lại mới có tính khả thi. Tiếp đó là biện pháp Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về
giáo dục văn hóa dân tộc cho những người liên quan được đánh giá ở vị trí thứ 2. Biện
pháp Thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc được đánh giá ở vị trí thứ 3 và các biện pháp còn lại được đánh giá theo thứ tự từ cao xuống thấp là Chỉ đạo việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc qua các mơn học, các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GD VHDT; Coi trọng công tác
kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GD VHDT để thúc đẩy hoạt động GD VHDT đạt mục tiêu.
Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT, có 100% ý kiến đều cho rằng 6 biện pháp nêu trên đều rất khả thi và khả thi. Trong đó biện pháp Chỉ đạo việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc qua các mơn học, các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa có 83% ý kiến cho rằng là
rất khả thi; tiếp đến là biện pháp Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục văn
hóa dân tộc hướng vào mục tiêu bảo tồn những giá trị truyền thống với 77% cho rằng
rất khả thi. Các biện pháp Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục văn hóa
dân tộc cho những người liên quan và Thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cũng được đánh giá khá cao với tỷ lệ từ 67-70%
cho rằng rất khả thi.
Bảng 3.3. So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT
TT Biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT
Cần thiết Khả thi
Bình
quân Xếp thứ Bình quân Xếp thứ
1
Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục văn hóa dân tộc cho những người liên quan
1.8 2 1.7 3
2
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc hướng vào mục tiêu bảo tồn những giá trị truyền thống
1.9 1 1.76 2
3 Thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các
hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc 1.66 3 1.66 4
4
Chỉ đạo việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc qua các mơn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa
1.6 4 1.83 1
5 Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cơ sở vật
chất phục vụ hoạt động GD VHDT 1.53 5 1.63 5
6
Coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GD VHDT để thúc đẩy hoạt động GD VHDT đạt mục tiêu
1.8 1.7 1.9 1.76 1.661.66 1.6 1.83 1.531.63 1.43 1.56 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 Cần thiết Khả thi
Hình 3.1. Biểu đồ tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT
Từ số liệu khảo sát ở bảng 3.1 và 3.2 có thể lập thành biểu đồ đánh giá về mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT (Bảng 3.3 và hình 3.1):
Biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc hướng vào mục tiêu bảo tồn những giá trị truyền thống được đánh giá cao nhất đối với mức độ rất cần thiết và biện pháp quản lý việc tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc với giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh vào các mơn học và các hoạt động ngồi giờ lên lớp được đánh giá cao nhất với mức độ rất khả thi. Tổng hợp các ý kiến có thể thấy rằng, nếu lãnh đạo (Hiệu trưởng) nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GD VHDT khoa học, phù hợp với đặc thù và điều kiện của nhà trường thì sẽ thúc đẩy tốt và đảm bảo cho việc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện hoạt động GD VHDT một cách có hiệu quả.
Từ kết quả khảo sát có thể rút ra kết luận như sau:
Cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp: 100% ý kiến đều đánh giá cho cả 6 biện pháp là cần thiết - rất cần thiết; khả thi và rất khả thi. Các biện pháp này có mối quan hệ qua lại với nhau, điều đó chứng tỏ các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng hiện nay. Do đó khi tổ chức các
hoạt động GD VHDT cần thực hiện đồng bộ và có sự kết hợp của 6 biện pháp nêu trên. Điều đó cho thấy 6 biện pháp được đề xuất đều có cơ sở và khả thi khi áp dụng vào trong thực tiễn công tác quản lý hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng.
Tiểu kết chƣơng 3
Xuất phát từ các nguyên tắc mang tính kế thừa, tính thực tiễn, tính hiệu quả và tính đồng bộ; từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo với mục tiêu là đáp ứng cán bộ nguồn cho huyện Mường Ảng và tỉnh Điện Biên trong thời gian tới, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng. Các biện pháp nêu trên đều hướng vào việc khơi dậy ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh nhà trường đồng thời tạo thêm động lực để giúp các em tự tin hịa nhập trong cuộc sống, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Nếu thực hiện tích cực, đồng bộ các biện pháp, chắc chắn hoạt động GD VHDT sẽ thu được nhiều kết quả, thiết thực góp phần xây dựng môi trường học tập tốt và nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên là trường công lập nằm trong hệ thống trường chuyên biệt, mang tính chất phổ thơng, dân tộc và nội trú. Học sinh nhà trường là thanh niên ưu tú của các dân tộc của huyện Mường Ảng, được nuôi dạy và đảm bảo các điều kiện để phát triển toàn diện. Trong tương lai họ là cán bộ người dân tộc, là lực lượng lao động có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi.
Việc giữ gìn BSVH dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập, mở cửa ngày càng sâu sắc với thế giới, các giá trị mới (cả tích cực và tiêu cực) có điều kiện du nhập và ảnh hưởng, do đó hoạt động GD VHDT cho học sinh ở các nhà trường nói chung và trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng nói riêng là rất cần thiết nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy ở các em lịng u nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm góp phần xây dựng q hương, đất nước giàu đẹp.
Trong thực tế, ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên và các cơ sở giáo dục đã và đang rất quan tâm đến cơng tác giáo dục dân tộc nói chung và giáo dục văn hóa dân tộc nói riêng. Việc triển khai thực hiện đề án nâng cấp các trường PTDTNT cấp huyện chính là một minh chứng cho nhận định này. Song nhiệm vụ đặt ra cho các nhà trường là phải nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động GD VHDT nói riêng nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng theo nhu cầu phát triển của xã hội, của cộng đồng, của các vùng dân tộc. Để đạt được mục tiêu đó, người quản lý cần phải sử dụng các biện pháp một cách hài hòa, phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong cơng tác quản lý của mình.
Từ nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực trạng hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, tác giả thu được những kết quả như sau:
1.1. Về lý luận: Vấn đề quản lý, chức năng quản lý, quản lý giáo dục (quản lý nhà trường, quản lí nhà trường phổ thơng dân tộc nội trú), quản lý hoạt động dạy và học nói chung và hoạt động GD VHDT nói riêng được nhìn nhận cụ thể, chi tiết, khách quan từ các vấn đề lý luận cơ bản về GD VHDT.
1.2. Về thực tiễn: Việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của học
sinh trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đang được cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt quan tâm. Từ việc xây dựng kế hoạch triển khai đến việc làm chuyển biến dần nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó đội ngũ của nhà trường có trách nhiệm và sự thống nhất cao trong hành động theo mục tiêu, kế hoạch đề ra; học sinh có ý thức tự giác trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình cũng như biết tơn trọng văn hóa các dân tộc khác.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác GD VHDT và quản lý hoạt động này ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng những năm qua còn bộc lộ những hạn chế nhất định: việc tổ chức thiếu tính kế hoạch; nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trị của hoạt động GD VHDT cịn hạn chế; thiếu tài liệu, nội dung, hình thức khơng thống nhất; chưa coi trọng công tác kiểm tra đánh giá…do đó chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường chưa xứng tầm với thế mạnh vốn có.
1.3. Đề xuất các biện pháp
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề xuất 06 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục văn hóa dân
tộc cho những người liên quan
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc hướng
vào mục tiêu bảo tồn những giá trị truyền thống.
Biện pháp 3: Thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục
văn hóa dân tộc
Biện pháp 4: Chỉ đạo việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc qua các mơn học,
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa
Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động GD VHDT.
Biện pháp 6: Coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GD VHDT
để thúc đẩy hoạt động GD VHDT đạt mục tiêu