3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động GDVHDT ở trường PTDTNT
3.2.6. Coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GDVHDT để thúc đẩy
3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp
Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động GD VHDT trên cơ sở nắm bắt thực trạng, phát hiện nhu cầu để có biện pháp quản lý phù hợp, hướng vào các kết quả cụ thể.
3.2.6.2.. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Kiểm tra là khâu đặc biệt trong quá trình quản lý, giúp người quản lý nắm chắc thực trạng, kiểm tra có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp quản lý hiệu quả. Đánh giá là xem lại kết quả thực hiện hoạt động của nhà trường có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không. Đánh giá là sự thu thập và xử lý thông tin để quyết định về kết quả hoạt động của nhà trường.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng là kiểm tra đánh giá về các hoạt động GD VHDT, hướng vào các kết quả cụ thể của hoạt động giữ gìn thành tựu văn hoá vật chất và phi vật chất của các dân tộc thiểu số ở huyện Mường Ảng nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng.
Để kiểm tra các hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng đạt hiệu quả, Hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng lực lượng kiểm tra: Lãnh đạo nhà trưởng (Ban giám hiệu, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong trường), Ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban văn nghệ - thể dục thể thao và mời đại diện một số ban ngành đồn thể huyện có liên quan cùng tham gia (phịng VHTT, phịng dân tộc, huyện Đồn…);
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra và xác định rõ các nội dung kiểm tra;
- Có thể tiến hành kiểm tra bằng nhiều hình thức: kiểm tra riêng về nội dung GD VHDT hoặc kiểm tra lồng ghép trong các cuộc kiểm tra nội bộ do nhà trường tổ chức;
Về phương pháp kiểm tra: Là hoạt động kiểm tra mang tính nội bộ nên khơng cần đề cao nhiều về thủ tục hành chính rườm rà, khơng làm phức tạp hóa vấn đề mà phải để công tác kiểm tra trở thành hoạt động tự kiểm tra; như vậy thì việc xác định thời điểm kiểm tra cũng khơng nhất thiết phải máy móc vì dễ tạo sự chống đối trong thực hiện nhiệm vụ ở các bộ phận.
Để đánh giá các hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT, Hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu các hướng dẫn của cấp trên để xác định chuẩn xếp loại trung tâm cụ thể, rõ ràng;
- Phân công các thành viên Ban giám hiệu theo dõi một số mặt công tác nhất định và cụ thể hố việc đánh giá cho từng tiêu chí bằng điểm số; xếp loại từng mặt và xếp loại chung theo bốn mức: tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu;
- Việc đánh giá, xếp loại phải cơng bằng, khách quan, chính xác.
Thơng qua công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động GD VHDT, nhà trường cần tuyên dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, những cá nhân có thành tích xuất sắc để nêu gương và nhân rộng điển hình trong nhà trường. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ tinh thần, tạo động lực thi đua trong lao động, học tập,... Hiệu trưởng phải là người tích cực đổi mới trong quản lý để xây dựng tốt các phong trào thi đua và thơng qua các hoạt động đó, năng lực quản lý của Hiệu trưởng sẽ được nâng lên.
3.2.6.3. Các điều kiện để thực hiện
- Xây dựng lực lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ thanh, kiểm tra;
- Thực hiện tốt các chức năng của kiểm tra đặc biệt là chức năng tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra;
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về vị trí, vai trị của kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GD VHDT.