Thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDVHDT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 62 - 65)

TT Nội dung Các mức độ Làm tốt Bình thƣờng Chƣa hiệu quả

SL % SL % SL %

1

Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động GD VHDT cho đội ngũ GV(kỹ năng sư phạm, năng lực tổ chức, các chuyên đề nội dung …)

13 43,3 14 46,7 3 10

2

Phân công nhiệm vụ cho từng bộ

phận, cá nhân hợp lý, khoa học. 20 67 10 33

3

Tạo điều kiện cho các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch GD VHDT

18 60 8 27 4 13

4

Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát và giúp đỡ các đoàn thể, giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ được phân công

17 57 11 37 2 6

5

Có quy định khen thưởng và hình thức kỉ luật trong thực hiện kế hoạch

16 53 11 37 3 10

6

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong khi triển khai thực hiện kế hoạch

18 60 9 30 3 10

Từ số liệu khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy, việc tổ chức các hoạt động GD VHDT cho học sinh chưa hiệu quả. Qua phân tích, mức độ được đánh giá là làm tốt chính là nội dung “Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân hợp lý, khoa học” và “Tạo điều kiện cho các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch GD VHDT cho học sinh” với trên 60% ý kiến. Tiếp đến là nội dung “Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát và giúp đỡ các đoàn thể, giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ được phân công” với 57% ý kiến đánh giá là làm tốt. Thấp nhất là nội dung “Bồi

dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động GD VHDT cho đội ngũ GV (kỹ năng sư phạm, năng lực tổ chức, các chuyên đề nội dung …)” với 43,3% ý kiến là làm tốt. Các nội

dung còn lại được đánh giá ở mức độ làm tốt với tỷ lệ nhất trí là trung bình.

Trong những năm vừa qua, công tác bồi dưỡng giáo viên luôn được các cấp quan tâm. Các nội dung bồi dưỡng được chú trọng là: Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, đạo đức lối sống; bồi dưỡng kiến thức pháp luật; bồi dưỡng kiến thức về quản lý; bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm....song nội dung bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng trong GD VHDT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa được chú trọng. Vì vậy có tới 10% ý kiến cho rằng nội dung “Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động GD VHDT cho

đội ngũ GV(kỹ năng sư phạm, năng lực tổ chức, các chuyên đề nội dung …)” chưa hiệu quả và 46,7% ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường. Bên cạnh đó việc tổ chức “Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong khi triển khai thực hiện kế hoạch” cũng chưa được quan tâm thỏa đáng, có 10% ý kiến đánh giá là công việc này làm chưa hiệu quả. Vì vậy, nếu không tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch, phương pháp tổ chức thì mọi hoạt động cũng sẽ khơng đạt hiệu quả cao. Với nội dung “Có quy định khen thưởng và hình thức kỉ luật trong thực hiện kế hoạch” có tới 10% ý kiến đánh giá là làm chưa hiệu quả. Kết hợp số liệu khảo sát với thực tế, có thể khẳng đinh cơng tác thi đua khen thưởng đối với hoạt động GD VHDT trong nhà trường những năm qua làm chưa tốt. Chưa xây dựng được các tiêu chí thi đua rõ ràng do đó gần như chưa có hoạt động sơ, tổng kết cụ thể nào cho hoạt động GD VHDT trong thời gian vừa qua tại nhà trường.

2.3.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD VHDT

Để có số liệu đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GD VHDT của lãnh đạo nhà trường, tác giả đã khảo sát đối với 18 cán bộ quản lý nhà trường, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD VHDT của ban lãnh đạo nhà trường

TT

Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra,

đánh giá 3 25 3 25 6 50

2

Kiểm tra việc xây dựng kế

hoạch hoạt động GD VHDT 3 25 6 50 3 25

3

Thường xuyên kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch hoạt động GD VHDT của các lực lượng trong nhà trường

2 17 6 50 4 33

4

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GD VHDT thông qua kết quả rèn luyện Hạnh kiểm của học sinh

2 17 7 58 3 25

5 kinh phí phục vụ cho hoạt động GD VHDT

Những con số trên cho thấy, việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động GD VHDT trong nhà trường chưa được quan tâm, nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. Trong nhà trường hoạt động của học sinh được kiểm tra, đánh giá, xếp loại hằng ngày, hằng tuần chủ yếu thơng qua các tiêu chí đánh giá do Ban chấp hành đồn trường triển khai. Cơng tác kiểm tra đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường được cho là ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của Hiệu được đánh giá là yếu với 17% ý kiến cho là khá và 33% ý kiến nhận định là yếu, việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá nội dung GD VHDT cho học sinh cũng chưa được quan tâm với 50% ý kiến đánh giá mức độ yếu.

Tóm lại, việc thực hiện khâu kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GD VHDT của Ban giám hiệu nhà trường chưa được chú trọng dẫn đến các tổ chức đoàn thể, giáo viên rất khó khăn trong việc đánh giá kết quả thực hiện nội dung này của học sinh, thậm chí là khơng xem xét đánh giá. Do đó tác dụng thúc đẩy sau kiểm tra, đánh giá là rất thấp.

2.3.3.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động GD VHDT

Để thực hiện bất cứ một nhiệm vụ nào cũng cần huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Nhiệm vụ GD VHDT cũng khơng nằm ngồi u cầu đó, như vậy cơ sở vật chất được xem là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt hoạt động GD VHDT. Nhằm có được số liệu khách quan về thực trạng cơ sở vật chất GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng, tác giả tổ chức khảo sát đối với 30 cán bộ quản lý và giáo viên trong trường. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.11.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)