Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDVHDT hướng vào mục tiêu bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 79 - 80)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động GDVHDT ở trường PTDTNT

3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDVHDT hướng vào mục tiêu bảo

những giá trị truyền thống

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GD VHDT đảm bảo khoa học, cụ thể, đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nội dung và các điều kiện hỗ trợ thực hiện của nhà trường. Với mục đích giáo dục để học sinh nhận biết: các biểu hiện về bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình và của một số dân tộc thiểu số khác ở huyện Mường Ảng nói chung và trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng nói riêng, các sinh hoạt văn hố cần giữ gìn, phát huy và những sinh hoạt văn hoá cần thay đổi phù hợp sự phát triển của cộng đồng quốc gia.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Kế hoạch, nội dung, chương trình GD VHDT trước tiên cần đảm bảo các quy định về tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT tại Quyết định số 49/2008/QĐ- BGDĐT ngày 25/8/2008, trong đó đã quy định rõ nhiệm vụ cụ thể với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể đối với công tác GD VHDT.

- Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các nội dung hoạt động cần thực hiện của trường PTDTNT, các điều kiện đảm bảo về nhân lực, vật lực, tài lực, có sự phân cơng rõ ràng trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng), các tổ chức đoàn thể.

- Cần chú ý đến các hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng ngồi nhà trường cùng tham gia, trong đó chú ý đến điều kiện để thực hiện đồng thời và dự kiến kết quả đạt được.

- Căn cứ kế hoạch của Hiệu trưởng, các bộ phận, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ chức, tập thể của mình thực hiện phù hợp với đặc điểm điều kiện của mình nhưng phải bám sát mục tiêu GDVHDT đã xác định.

- Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, các bộ phận triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch. Kế hoạch cũng cần phải cụ thể nội dung phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và cần có sự điều chỉnh ở mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch. Dự kiến thời gian tổ chức và huy động lực lượng tham gia cho phù hợp với từng nội dung, chủ điểm, loại hình tổ chức là yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng.

phù hợp với thực tiễn của nhà trường; tăng cường cơng tác xã hội hóa giáo dục, sự ủng hộ, sự phối hợp trong thực hiện kế hoạch GD VHDT của các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

- Khi xây dựng kế hoạch cần quan tâm đến tổng thể của các hoạt động giáo dục khác trong năm học, tránh trùng lặp, chồng chéo. Kế hoạch tổng thể được thực hiện xuyên suốt cả năm học, trong đó có cụ thể hóa theo từng thời điểm; trong quá trình triển khai thực hiện ln cần có sự giám sát, khảo sát, thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và đặc biệt là học sinh để có ý kiến khách quan về cơng tác triển khai thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với mỗi thời điểm cụ thể.

- Bên cạnh đó tăng cường khâu kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch của các bộ phận. Qua kiểm tra, đánh giá giúp cho người quản lý (trực tiếp là Hiệu trưởng) nhận biết được tiến độ thực hiện, mức độ đạt được và nguyên nhân của thành công cũng như hạn chế, để từ đó có sự tác động kịp thời nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

3.2.2.3. Các điều kiện để thực hiện

Người lãnh đạo (Hiệu trưởng) phải là người có tâm huyết với cơng tác giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)