3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động GDVHDT ở trường PTDTNT
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, tác giả đề xuất 6 biện pháp; theo đó mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trị, mục đích riêng nhằm tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình quản lý hoạt động GD VHDT, nhưng cả 6 biện pháp lại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, là cơ sở và tiền đề cho nhau và đều
hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục văn hóa dân
tộc cho những người liên quan được xem là biện pháp có tính đột phá; tác động, ảnh
hưởng sâu sắc đến chất lượng tổ chức các hoạt động GD VHDT; bởi chỉ có nhận thức tốt, nhận thức đúng và hiểu rõ được ý nghĩa, vai trị, tác dụng của việc GD VHDT thì mới có được phương pháp, cách thức tổ chức quản lý giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc
hướng vào mục tiêu bảo tồn những giá trị truyền thống là biện pháp quan trọng, trọng
tâm và là tiền đề cho việc tổ chức các hoạt động GD VHDT. Bởi vì khi có kế hoạch phù hợp thì các bộ phận, cá nhân chủ động trong công việc, thực hiện nội dung kế hoạch đầy đủ, mọi hoạt động học tập và hoạt động giáo dục khác của học sinh đi vào nề nếp, phù hợp với những điều kiện chủ quan và khách quan của nhà trường.
Biện pháp 3: Thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục
văn hóa dân tộc là yêu cầu bắt buộc bởi chỉ khi có nội dung và tài liệu phong phú, phù
hợp với đặc điểm học sinh và loại hình trường thì việc tổ chức các hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả.
Biện pháp 4: Chỉ đạo việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc qua các mơn học,
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa là biện pháp có
tính đặc thù và cũng là điều kiện rất thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động GD VHDT trong các nhà trường. Bởi hoạt động dạy – học là hoạt động chủ yếu, chiếm đa số thời gian so với các hoạt động giáo dục khác của mỗi nhà trường nhằm truyền thụ những tri thức khoa học của nhân loại được chọn lọc, biên tập thành sách, tài liệu và được phân phối thành các đơn vị chủ đề, chương, bài, tiết học. Theo đó, nếu nhà trường biết khai thác thế mạnh này để lồng ghép, tích hợp hợp lý nội dung GD VHDT vào một số mơn học, bài học, tiết dạy thì hiệu quả giáo dục mang lại là rất cao.
Biện pháp 5: Nâng cao hiểu quả quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động GD VHDT được đánh giá là một trong các yêu cầu cần thiết, không thể thiếu
trong tổ chức bất kỳ hoạt động nào. Bởi mục đích cốt lõi của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có, tiến lên một trạng thái phát triển mới. Bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực giáo dục và hướng các nguồn lực
đó vào việc tăng cường chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GD VHDT nói riêng.
Biện pháp 6: Coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GD VHDT
để thúc đẩy hoạt động GDVHDT đạt mục tiêu giúp Hiệu trưởng nắm chắc việc tổ
chức các hoạt động GD VHDT, biết được kết quả tổ chức các hoạt động của mình đang ở mức độ nào để phát huy mặt tích cực và kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn ở mỗi giai đoạn nhằm làm cho hoạt động GD VHDT đạt được mục tiêu đã xác định.
Như vậy, mỗi biện pháp đều có vai trị vị trí khác nhau, song để quản lý các hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng cần thực hiện đồng bộ 6 biện pháp nêu trên.