1.4.1. Một số nét khái quát về vùng đất Tây Bắc và văn hóa Tây Bắc
Từ dưới xi đi lên, dọc tuyến Quốc lộ 6 và Quốc lộ 279 qua tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu... Tây Bắc - nơi mà hoa Ban nở trắng rừng, xen lẫn với tiếng thông reo vi vút và những rừng tre vầu ống lớn, cây cao.
Từ Sơn La phải vượt dãy Pha (nơi ngăn cách Trời - Đất) đến ngã ba Tuần Giáo, rẽ trái vào Điện Biên, đi thẳng thì lên Lai Châu. Từ đây ngược nữa lên phía phải để đến đất Sìn Hồ của dãy Hồng Liên Sơn. Nếu ngược nữa lên phía trái là đến Mường Tè có bản Mường Nhé, nơi con gà gáy ba nước Việt - Lào - Trung đều nghe. Hành trình vừa kể trên chính là trục dọc của vùng văn hoá Tây Bắc.
Tây Bắc thực ra là tên gọi theo phương vị, lấy Thủ đô Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại là địa bàn gồm bốn tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái. Khi nói đến vùng văn hóa Tây Bắc thì phải kể một phần tỉnh Hồ Bình. Năm 1955 đổi thành khu tự trị Tây Bắc, vì tên cũ Khu Tự trị Thái Mèo không phản ánh hết tên của hơn hai chục dân tộc sinh sống ở đây. Chỉ kể những dân tộc tương đối đơng dân ta đã có Thái (với các ngành Đen, Trắng, Đỏ). H'mông với các ngành Trắng, Xanh, Đen, Hoa, Dao (với các ngành Quấn chẹt, Nga Hoàng, Dao đỏ), Mường, Khơmú, Laha, Xinhmun, Tày...
Ngồi ra, cịn có một bộ phận người Kinh vốn là con cháu nghĩa binh Hồng Cơng Chất đã sống lâu đời ở đây, và một bộ phận người Hoa, vốn là dòng dõi quân Lưu Vĩnh Phúc. Mỗi dân tộc đều có văn hóa mang bản sắc riêng.
Nét chung nữa trong văn hóa Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục, chăn màn, đồ dùng với các sắc độ của gam màu nóng; rất nhiều màu đỏ, xen vào với vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam, tím và nếu có xanh thì phải là xanh da trời tươi. Phải chăng giữa mênh mông xanh lá cây, những màu ánh lên như những điểm sáng, khẳng định sự có mặt của con người? Cịn họa tiết, bố cục, phối màu của trang trí thì rất nhiều và phong phú, đến nỗi chỉ một chiếc khăn piêu Thái, một bộ nữ phục H'mông, Lô Lô, Dao đỏ, một mặt chăn Mường, một điểm màn Kháng cũng đủ tầm cỡ để phải làm riêng một chuyên khảo. Những nét chung của cả vùng không hề làm mất đi tính riêng của văn hóa dân tộc. Thậm chí, cùng một cốt truyện, ở mỗi dân tộc vẫn có thể tìm thấy cái riêng. Lấy một chuyện bi tình sử có ở nhiều dân tộc Tây Bắc làm ví dụ : "một đơi trai gái u nhau nhưng vì lý do nào đó họ khơng lấy được nhau và cùng tự tử chết". Truyền thuyết của các dân tộc khác nhau, đương nhiên sẽ kết thúc khác nhau. Hẳn là những nét phác họa ở đây nhiều lắm cũng chỉ là gợi mở về một vùng văn hóa đa dạng và độc đáo hi vọng rằng có thể dẫn dắt chút ít cho những ai muốn tìm hiểu sâu thêm về vùng văn hóa Tây Bắc.
Về kiến trúc nhà ở: Nhà sàn Thái có mái đầu hồi khum khum hình mai rùa, hai đỉnh đầu hồi có hai vật trang trí gọi là khau cút, đầu phía trên thường được tạo tác thành một vịng trịn hình xốy trơn ốc. Các dân tộc trong vùng Tây Bắc có nếp sống hồ thuận, chân thật, giản dị, tơn trọng người già, thương yêu con trẻ và giúp đỡ nhau rất vơ tư. Có lẽ vì thế nên khi đói kém, anh em Mơng ở núi cao xuống, bản Thái sẵn sàng chia sẻ. Ngược lại đồng bào Thái lên núi cao khi về mang theo những tặng phẩm của bà con dân tộc Mơng. Về tín ngưỡng, các dân tộc Tây Bắc quan niệm có đủ loại hồn và các loại thần, ví dụ như người Thái quan niệm có 80 hồn trên con người như hồn tóc, hồn lơng mày, lơng mi, tai, mũi, trán…
Về văn hóa nghệ thuật, mỗi dân tộc trong vùng Tây Bắc đều có một kho các sáng tác ngơn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, lời hát giao duyên, lời khấn, bùa chú, các áng văn trong lễ tang, các bài văn vần dạy bảo dâu rể trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười…Tính về chuyện thơ dài thì người Thái có “Tiễn dặn người yêu”, người Mơng có “Tiếng hát làm dâu”.
Người Thái cịn có vịng xoè quanh đống lửa, quanh hũ rượu cần, với sự tham gia của đông đảo già trẻ, gái trai trong tiếng trống chiêng rộn ràng. Người Mông nổi tiếng với điệu múa khèn, đá chân hùng dũng của nam giới và quay ô khoẻ khoắn, dịu dàng của nữ giới…Nhạc cụ của các dân tộc Tây Bắc cũng rất phong phú, người Thái có Pí Pặp, Khèn bè; người Mơng có sáo và khèn Mơng…Và một điều đáng lưu ý về VH các dân tộc Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục, chăn màn, đồ dùng với các sắc độ của gam màu nóng, trơng rất sặc sỡ. Hoạ tiết, bố cục, phối màu của trang trí rất nhiều và phong phú, đa dạng. Tất cả đã tạo nên một vùng văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách Tây Bắc không pha trộn và nhầm lẫn với các vùng văn hóa nào khác.
1.4.2. Văn hóa Thái, Mơng
1.4.2.1. Bản sắc văn hoá dân tộc Thái
Dân tộc Thái cịn có các tên gọi Tày, Tày Ðăm, Tày Khào, Tày Mười, Tày Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thờ Ðà Bắc. Dân số theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có 1.550.423 người. Ðịa bàn cư trú: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình, Nghệ An. Là cộng đồng dân tộc đơng nhất ở tỉnh Điện Biên, chiếm 38,4% dân số, gồm các nhóm Tay Đăm (Thái đen) và Tay Khao (Thái trắng). Ngơn ngữ tiếng Thái thuộc nhóm ngơn ngữ Tày – Thái. Về trang phục, nam giới mặc âu phục, vải thổ cẩm; phụ nữ thường mặc áo cóm màu trắng bó sát thân mình với hàng cúc bướm rất đẹp, váy màu đen, đầu đội khăn Piêu được thêu thùa công phu với những hoa văn tinh tế. Người Thái ở nhà sàn, mái nhà cong hình mai rùa có cầu thang lên ở hai đầu, mỗi bản có từ 40 - 60 nóc nhà kề bên nhau. Bản của người Thái thường ở vùng chân đồi, gần suối, gắn với sản xuất ruộng nước.
Đồng bào Thái có đời sống văn hố rất đặc sắc, có tiếng nói, chữ viết riêng. Trong kho tàng văn hố của mình, đồng bào Thái có thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao với các tác phẩm nổi tiếng như “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu), “Khun Lú – Nàng Ủa”, “Hiến Hom – Căm Đôi”, “Táy pú xấc” (Kể cha ơng chinh chiến)…Dân tộc Thái rất thích ca hát, múa xoè, đặc biệt là lối ngâm thơ, hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa (gọi là “khắp”).
Trong lễ hội của người Thái, đáng chú ý là lễ hội cầu mưa. Người Thái canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên thiên, với quan niệm vạn vật hữu linh và tin rằng mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày đều do một lực lượng siêu nhiên chi phối đó là các vị thần linh. Một trong các vị thần đó là vị thần mưa. Lễ hội cầu mưa của dân
tộc Thái được tổ chức trong phạm vi của một bản vào khoảng từ 13 đến 15 tháng 3 âm lịch. Sau 3 ngày, 3 đêm diễn ra phần lễ, lễ cầu mưa kết thúc trong niềm vui hân hoan của mọi người dân trong bản. Vào đêm 30 tháng 3 âm lịch, phần hội của lễ cầu mưa mới được tổ chức. Rượu cần được làm từ xôi của các nhà trong bản biếu đoàn đi cầu mưa. Ngồi ra, dân bản đem góp những thứ mà họ kiếm được trong rừng, dưới suối như thịt thú rừng, cá, rau, măng… để tổ chức bữa ăn chung cho cả bản và chia cho những gia đình khó khăn trong bản. Ngồi phần ẩm thực người dân còn tổ chức ca hát, nhảy múa, đồng thời nam nữ trong bản cũng tổ chức hát đối đáp, hát giao duyên.
Ở huyện Mường Ảng, người Thái là dân tộc có dân số đơng nhất, địa bàn cư trú của người Thái là những vùng đồi, phiêng bãi, thung lũng ven suối. Người Thái trồng lúa nước và hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo lối chăn thả tự nhiên; đồng bào chú trọng các nghề thủ công truyền thống như thêu thùa (làm khăn Piêu), dệt vải thổ cẩm, làm chăn đệm, đan lát (sọt, gùi, ếp, ghế, mâm trịn), rèn đúc (dao, chóp, rìu, thuổng)... Người Thái Mường Ảng mang đặc trưng cơ bản của con người vùng Tây Bắc, đồng thời cũng có nét văn hố riêng độc đáo thể hiện ở trang phục phụ nữ (váy, áo cóm), tục tằng cẩu, đội khăn Piêu, thổi khèn bè, múa xoè vòng và tục uống rượu cần. Với tiếng nói và chữ viết riêng, dân tộc Thái ở Mường Ảng bảo tồn được một kho tàng văn hoá dân gian phong phú
1.4.2.2.. Bản sắc văn hố dân tộc Mơng
Là dân tộc có dân số đứng thứ 2 sau dân tộc Thái, người Mơng huyện Mường Ảng có các tên gọi khác là Mơng Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Si (Mông Đỏ), Mông Đu (Mông Đen). Theo số liệu thống kê năm 2009 dân tộc Mơng ở Việt Nam có 1.068.189 người, địa bàn cư trú tập trung ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An. Ở Điện Biên dân tộc Mông sinh sống hầu khắp các huyện, thường ở trên các triền núi cao. Đồng bào Mông ở Điện Biên có nhiều nhóm, gồm Mơng trắng, Mơng hoa, Mơng đen, tiếng Mơng thuộc nhóm ngơn ngữ Mơng - Dao. Nguồn sống chính của đồng bào Mơng là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa. Ở một số nơi đồng bào Mông biết làm ruộng bậc thang. Người Mơng có nghề thủ cơng mang tính chất truyền thống như đan lát, làm đồ gia dụng, làm nghề rèn. Ngoài ra, đồng bào trồng lanh để lấy sợi, dệt vải và trồng cây dược liệu. Quần áo của đồng bào Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Trang phục phụ nữ Mơng thường có váy, áo xẻ ngực,
tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Váy may và trang trí nhiều hoa văn rất cơng phu, là váy mở xếp, nếp xoè rộng. Đồng bào dân tộc Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể ở trong nhà nhau và chết trong nhà nhau, phải luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau lúc nguy nan và tính tự trọng, gắn kết cộng đồng rất cao. Hôn nhân của người Mông theo tập quán kén chọn bạn đời, những người cùng dịng họ khơng được lấy nhau, đặc biệt người Mơng đã lấy nhau thì rất ít bỏ nhau mà sống yêu thương hoà thuận cho đến cuối đời. Nhạc cụ của dân tộc Mơng có nhiều loại, nhưng phổ biến là khèn và đàn môi. Vào ngày 2/9 hằng năm, dân tộc Mông ăn tết độc lập rất to, thường tập trung ở trung tâm huyện, hình thành một tập tục đẹp và là một ngày hội lớn của dân tộc Mông.
Một trong những lễ hội đặc sắc của người Mông là lễ hội Gầu Tào. Cứ mỗi độ xuân về, khi hoa Lê, hoa Mận, hoa Đào nở trắng các bản làng vùng cao cũng là lúc dân tộc Mông gác lại công việc ruộng nương để bước vào mùa lễ hội Gầu Tào với mục đích cúng tạ trời đất đã ban cho dân bản sức khoẻ. Trước đây Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức trong 3 năm liền, mỗi năm từ 3 đến 5 ngày. Nếu chỉ làm 1 năm lễ hội sẽ kéo dài 10 đến 12 ngày. Ngày nay, năm nào người dân tộc Mông cũng tổ chức Lễ hội Gầu tào vào dịp tết âm lịch. Khoảng ngày 25 tết, các chàng trai khoẻ mạnh đi chặt che để dựng cây nêu. Cây nêu được dựng ở một bãi đất bằng phẳng, rộng rãi nơi được chọn làm trung tâm lễ hội. Chủ lễ treo lên cây nêu 1 cây nỏ, thể hiện sức mạnh dân tộc Mông và xua đuổi tà ma. Khi cây nêu dựng xong, một mâm lễ gồm thủ lợn, xôi, rượu…được đặt dưới để cúng tổ tiên và đất trời. Sau phần lễ, mọi người náo nức tham gia các cuộc thi, trị chơi bổ ích và lý thú của ngày hội. Không gian đầy ắp âm thanh rộn rã của các loại nhạc cụ như khèn, sáo trúc, đàn môi, khèn lá, tâu…và tiếng hát giao dun. Trong ngày hội cịn có các trị chơi dân gian như đua ngựa, ném Pao, bắn nỏ, Tù lu…
1.4.3. Hoạt động giáo dục Văn hóa Thái - Mơng
Giáo dục VHDT Thái – Mông nhằm phát huy những giá trị VH tốt đẹp các dân tộc thiểu số với mục đích nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển VHDT; tích cực tuyên truyền để mở rộng và đa dạng hóa loại hình dạy chữ dân tộc trong trường học đặc biệt là các trường PTDTNT là mục tiêu mà Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên hướng tới.
Để bảo tồn, giữ gìn và phát huy được BSVH, phải coi trọng những nội dung về văn hóa các dân tộc được lựa chọn để đưa vào các cơ sở giáo dục gồm:
Tổ chức dạy tiếng nói, chữ viết, các loại hình văn học nghệ thuật dân gian, nghệ