Đặc điểm học sinh trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 47 - 48)

2.2. Đặc điểm tình hình trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng

2.2.2. Đặc điểm học sinh trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng

Hằng năm nhà trường tuyển sinh đảm bảo quy mô về số lớp, số học sinh theo đề án của UBND tỉnh Điện Biên. Năm học 2014-2015 nhà trường có 300 học sinh đến từ 04 dân tộc trong đó: dân tộc Thái chiếm tỷ lệ 91,3%, dân tộc Mông 6,7%, Khơ Mú 1,7% và Dao 0,3%, phong tục tập quán của các em trong nếp sống, sinh hoạt rất khác nhau, tuy nhiên các em học sinh dân tộc thiểu số cũng có những đặc điểm chung về tâm lý nhận thức và tâm lý xã hội:

- Về tình cảm: Học sinh dân tộc thiểu số có tình cảm chân thực, mộc mạc, yêu ghét rạch rịi, song biểu hiện rất thầm kín, ít bộc lộ. Các em rất gắn bó với gia đình, bản làng và người thân của mình; coi trọng tình cảm và thường giải quyết các vấn đề bằng tình cảm.

- Về lối sống: Các em sống hồn nhiên, giản gị, chất phác, thật thà, có quan hệ trung thực với mọi người và mong muốn có quan hệ chân thành, được tơn trọng trong mọi trường hợp. Học sinh dân tộc thiểu số có lịng tự trọng cao, có trách nhiệm với công việc được giao, nhưng cịn bảo thủ và tự ti; khó khăn trong việc thích nghi với hồn cảnh mới, mơi trường mới.

- Về đặc điểm tư duy: Đối với các em học sinh người dân tộc thiểu số, đặc điểm nổi bật nhất là khả năng tư duy bằng trực quan – hình ảnh. Các em ưa thích lối tư duy với sự vật, hình ảnh cụ thể gần gũi với đời sống thường nhật của mình. Tuy nhiên các em dễ thừa nhận điều người khác nói, ít đi sâu tìm hiểu ngun nhân, diễn biến hoặc hậu quả của sự vật, hiện tượng. Tính linh hoạt mềm dẻo trong tư duy, khả năng thay đổi giải pháp, thay đổi dự kiến cho phù hợp với hồn cảnh cịn chậm. Năng lực phân tích, tổng hợp và khái quát hóa ở các em cịn hạn chế, thiếu tồn diện; các em thường hay nhầm lẫn giữa thuộc tính bản chất và khơng bản chất của sự vật hiện tượng.

- Về khả năng ngôn ngữ: Các em sử dụng tiếng mẹ đẻ từ thuổ lọt lòng. Khi tới trường, bước ra khỏi cộng đồng làng, bản, các em được học và sống trong môi trường tiếng Việt (tiếng phổ thông) và đây được xem là ngôn ngữ thứ hai của các em, do đó học sinh dân tộc thiểu số gặp khơng ít khó khăn trong việc học tiếng Việt. Cách hiểu và trả lời các câu hỏi đơn giản, tường minh theo thói quen diễn đạt của ngơn ngữ mẹ

đẻ là biểu hiện rất rõ nét đối với các em học sinh dân tộc thiểu số khi mới đến học tập tại nhà trường.

Học sinh hai dân tộc Thái, Mông học tại trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng có số lượng chiếm đa số (98%) so với tổng số học sinh của các dân tộc khác trong toàn trường. Các em học sinh dân tộc Thái – Mơng có đầy đủ những đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số, tuy nhiên học sinh của mỗi dân tộc cũng có những nét riêng về tâm lý nhận thức và tâm lý xã hội mà đối với mỗi người làm công tác giáo dục ở trường PTDTNT cần phải hiểu rõ để có phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)