Tổ chức cho người học tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh, các nghề thủ cơng truyền thống, văn hóa ẩm thực các dân tộc, các trị chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc.
Tổ chức giáo dục tìm hiểu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có cơng với cách mạng.
Lựa chọn một số địa chỉ tại địa phương (bản) nơi đó tập trung phong phú đặc sắc phong tục tập quán lành mạnh, phát triển nghề thổ cơng truyền thống, văn hóa ẩm thực…để tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu.
1.5. Một số vấn đề lý luận của quản lý các hoạt động giáo dục VHDT ở trƣờng PTDTNT PTDTNT
1.5.1. Quản lý các thành tố của một hoạt động giáo dục VHDT
1.5.1.1. Mục đích giáo dục VHDT: Mục đích giáo dục VH các dân tộc nhằm nâng cao
chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục giá trị VH các dân tộc cho học sinh tộc thiểu số. Tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của toàn dân, sự đồng thuận của xã hội về công tác giáo dục giá trị VH các dân tộc. Giáo dục cho đồng bào các dân tộc hiểu được tầm quan trọng của các giá trị VH dân tộc, đặc biệt là với học sinh các dân tộc thiểu số.
1.5.1.2. Nội dung giáo dục VHDT: Khi mục đích giáo dục đã được xác định thì tiếp
theo, nội dung giáo dục là một trong những thành tố quan trọng vì nó trả lời cho câu hỏi giáo dục VHDT là giáo dục cái gì . Nội dung giáo dục VH các dân tộc tập trung mở rộng và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mở rộng tầm nhìn đối với xã hội và cộng đồng; biết trân trọng và giữ gìn, phát huy cái tốt, cái đẹp và biết loại trừ những hành vi thói quen xấu, phong tục tập quán lạc hậu. Từ đó, có định hướng nhận thức hiểu biết, giữ gìn giá trị VHDT.
1.5.1.3. Phương pháp giáo dục VHDT: Khi mục đích và nội dung đã được đề ra một
cách cụ thể thì phương pháp giáo dục chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiện những nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu. Các biện pháp cơ bản cần thực hiện ngay trong nhà trường PTDTNT là: xây dựng chương trình giáo dục VHDT theo
hướng lồng ghép, tích hợp với việc tổ chức các chun đề ngoại khố nhằm hình thành và phát triển nhân cách VH cho học sinh; phát triển các kỹ năng tìm hiểu các giá trị VH của dân tộc mình, thẩm thấu các giá trị VH tốt đẹp của dân tộc khác.
1.5.1.4. Đối tượng giáo dục VHDT: Đối tượng giáo dục VHDT là một lực lượng đông
đảo trong cộng đồng xã hội có liên quan đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.
1.5.1.5. Mơi trường giáo dục VHDT: Chính là nơi sinh sống và hoạt động của các đối
tượng giáo dục. Vì đối tượng giáo dục được sinh ra và lớn lên ở nhiều mơi trường khác nhau, khơng ai giống ai. Do đó, người GV cần có sự linh hoạt và khả năng “đạo diễn” sao cho các em có thể hịa nhập cùng nhau trong mơi trường mới. Muốn vậy, giáo dục VHDT ở trường PTDTNT cần có một mơi trường phù hợp với mục đích và nội dung GD VHDT, cần khai thác những yếu tố tích cực của mơi trường xã hội để tạo ra một môi trường giáo dục thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia. Đối với các nhà quản lý giáo dục, phải tạo ra các điều kiện để có được một mơi trường có đủ các điều kiện tối thiểu, đồng thời tổ chức chỉ đạo các hoạt động làm tăng vai trò chủ thể của học sinh trong việc xây dựng môi trường văn hóa - giáo dục mang tính BSVH dân tộc.
1.5.1.6. Kết quả giáo dục VHDT: Đây là sản phẩm của những tác động giáo dục theo
từng giai đoạn và của cả quá trình giáo dục. Là mức độ đạt được mục tiêu GD VHDT đã xác định, là ý thức, thái độ đúng đắn đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc tốt đẹp của VHDT; là khả năng vận dụng các tri thức VHDT trong cuộc sống hội nhập và phát triển hiện nay.
1.5.2. Nhiệm vụ giáo dục VHDT trong trường PTDTNT
1.5.2.1. Giáo dục VHDT là nhiệm vụ của trường PTDTNT
Điều 4, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 25/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các nhiệm vụ đối với trường PTDTNT:
1. Tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hằng năm. 2. Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, BSVH của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
3. Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp.
4. Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh PTDTNT.
5. Có kế hoạch theo dõi số học sinh đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục.
“Trường PTDTNT thực hiện kế hoạch giáo dục theo mục tiêu, chương trình của các cấp học phổ thơng tương ứng, có bổ sung kiến thức về lịch sử, địa lí, ngơn ngữ,
VHDT thiểu số và địa phƣơng” (Điều 17) [9, tr.6].
“Hoạt động lao động, văn hóa, thể thao bao gồm: lao động cơng ích; sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ
hội, tết dân tộc, giao lƣu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và phát huy BSVH của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và
hoàn thiện nhân cách học sinh” (Điều 19) [9, tr.6].
Như vậy, trong chức năng quy định, trường PTDTNT có nhiệm vụ giáo dục học sinh về VHDT. Giáo dục VHDT nằm trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường PTDTNT, nhằm giáo dục học sinh vừa có phẩm chất văn minh, hiện đại, vừa có phẩm chất dân tộc truyền thống, trở thành người cán bộ đáp ứng nhu cầu xây dựng cuộc sống mới cho quê hương, cho cộng đồng vùng dân tộc. Thực hiện chức năng đó, trường PTDTNT triển khai nhiệm vụ giáo dục VHDT là một nhiệm vụ chính thức và bắt buộc.
1.5.2.2. Giáo dục VHDT góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh hòa hợp và thân thiện
Trường PTDTNT có nhiệm vụ: “Giáo dục học sinh tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh” (Điều 19, Quyết định số 49/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 25/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào). Trong điều kiện trường PTDTNT tuyển sinh học sinh của nhiều dân tộc, thuộc nhiều vùng khác nhau với những khác biệt về nhận thức, nếp sống, ứng xử,…thì yêu cầu đặt ra trước hết là giáo dục hòa hợp và thân thiện. Giáo dục học sinh hòa hợp và thân thiện vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp của trường PTDTNT.
Mỗi học sinh, mỗi nhóm học sinh trường PTDTNT là đại biểu văn hóa của một vùng quê, một dân tộc. Trường PTDTNT tạo điều kiện để học sinh được tiếp xúc và thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình để mạch chảy văn hóa được ni dưỡng và lớn mạnh. Trường PTDTNT tổ chức các hoạt động tìm hiểu, thể
hiện, giao lưu văn hóa để học sinh được trao đổi học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị VHDT. Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hóa và thơng qua hoạt động văn hóa mà học sinh trường PTDTNT vẫn là con người của dân tộc, đồng thời cịn là người hiểu biết và tơn trọng BSVH của các dân tộc anh em.
1.5.2.3. Giáo dục VHDT để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa
Những giá trị sáng tạo của con người trải qua nhiều thế hệ hình thành văn hóa. Con người ln ln có ý thức giữ gìn văn hóa như giữ gìn chính sự sống của mình. Bởi vậy, bảo tồn và phát triển văn hóa trở thành nhu cầu chính đáng, là quyền sống của con người.
Để bảo tồn văn hóa, con người xác định bằng con đường giáo dục các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, tâm thức, ngôn ngữ...của một dân tộc được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ở Việt Nam, vận dụng các giá trị văn hóa để giáo dục học sinh là mục tiêu lớn của ngành giáo dục. Nhiệm vụ này được khẳng định trong Luật Giáo dục: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc VHDT, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (Điều 5, chương 1, Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009) [1, tr.2-3]. Trên cơ sở quy định của Luật, hoạt động giáo dục văn hóa cho học sinh đã được thực hiện nghiêm túc qua nhiều chính sách và cách tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Như vậy, trường PTDTNT có chức năng giáo dục VHDT cho học sinh dân tộc. Giáo dục VHDT tức là nhà trường PTDTNT đã thực hiện quyền của học sinh trong giáo dục. Nhờ có giáo dục VHDT, học sinh của trường PTDTNT được phát triển tồn diện, trở thành những cơng dân có tri thức, có văn hóa. Giáo dục VHDT trong trường PTDTNT cịn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển VHDT.
1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục VHDT ở trƣờng PTDTNT
1.6.1. Yếu tố khách quan
1.6.1.1. Mối quan hệ của học sinh với gia đình và mơi trường xã hội
Học sinh nội trú trong những ngày nghỉ, ngày lễ về với gia đình, bạn bè và những mối quan hệ xã hội ở địa phương. Những học sinh chưa có ý thức học tập, nề nếp chưa tốt khi quay lại trường thường có biểu hiện khơng đúng mực trong hành vi
như: uống rượu, về trường muộn, trốn ra ngoài, chơi game… Đây là một nguyên trong những nhân dẫn đến việc vi phạm nội qui nhà trường của học sinh.
Đa phần gia đình của học sinh khi đã gửi con em vào nhà trường họ có suy nghĩ đơn giản là giao trách nhiệm giáo dục hoàn tồn cho nhà trường, phó mặc cho nhà trường. Vì thế nhiều gia đình học sinh rất ít liên lạc với nhà trường, thậm chí khơng chủ động liên lạc với nhà trường; khơng có sự kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của con em mình. Chỉ có nhà trường, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chủ động liên lạc với cha mẹ học sinh. Cho nên cơng tác phối kết hợp trong giáo dục tồn diện của nhà trường gặp nhiều khó khăn.
1.6.1.2. Tác động của thầy cơ giáo, đồn thanh niên, bạn bè đối với việc giáo dục VHDT
Với đặc điểm các em học tập, sinh hoạt tại trường, nên thầy cô giáo, bạn bè là những người gần gũi thân thiết với các em nhất khi xa gia đình, người thân. Việc tạo môi trường học tập, sinh hoạt tốt sẽ có tác động tích cực đến việc xây dựng những nếp sống tốt, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch, thiếu văn hóa trong nếp sống. Vì vậy vai trò, sự thống nhất của cán bộ quản lý, thầy cô giáo, bạn bè và các tổ chức đồn thể là rất hữu ích trong giáo dục VHDT cho học sinh nội trú.
1.6.1.3. Điều kiện hỗ trợ cho việc thực hiện giáo dục VHDT ở trường PTDTNT
Với học sinh nội trú, ngoài việc giáo dục nhận thức, cần quan tâm đến đời sống tâm lý của các em để giúp các em khắc phục sự tự ti, mặc cảm vì học tập chưa tốt hoặc phải rời xa môi trường tự nhiên ở địa phương. Tạo môi trường sống cho các em thật sự thân thiện, gần gũi cũng chính là giúp các em biết lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời biết loại bỏ những phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu khơng cịn phù hợp với thời đại.
1.6.2. Yếu tố chủ quan
Việc tuyên truyền cho các thế hệ học sinh dân tộc biết tơn trọng, giữ gìn và phát huy BSVH dân tộc ln ln được chính gia đình, dịng họ thực hiện. Bên cạnh đó khi các em đến trường cũng được các thầy cơ giáo tiếp tục dạy dỗ, đây chính là điều kiện thuận lợi để các em học sinh trường PTDTNT tự ý thức cũng như được giáo dục về VHDT một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa,
quán của dân tộc mình từ xưa cho đến nay ln đúng nên khơng có sự chắt lọc để phù hợp với thời đại ngày nay. Nhưng cũng có em thì lại mang tâm lý tự ty dân tộc, không muốn nhận mình là người dân tộc, ngại mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Một bộ phận học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, kể cả một số người trưởng thành đã “qn” hoặc ít sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Xu hướng khơng thiết tha, mặn mà với các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, BSVH của mỗi tộc người, hay sự đồng hóa tự nhiên theo xu hướng "Kinh hóa" là một thực trạng khó cưỡng nổi trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số.
Từ nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến thái độ, hành động của các em học sinh không đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của nhà trường trong việc duy trì những nét tích cực học tập và sinh hoạt mang đậm nét tiêu biểu của dân tộc.
Vì vậy, việc củng cố nhận thức và hành động của học sinh dân tộc trong việc giữ gìn BSVH dân tộc ở các trường PTDTNT nói riêng và trong các nhà trường nói chung cần được quan tâm.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục VHDT ở trường PTDTNT như nội dung học tập, các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên, gia đình... Chính vì vậy cơng tác giáo dục VHDT ở trường PTDTNT là một nhiệm vụ quan trọng, chính thức và bắt buộc. Việc phát triển giáo dục VHDT trong trường PTDTNT, cùng với các nội dung giáo dục đặc thù khác góp phần vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy BSVH các dân tộc thiểu số, về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.7. Vận dụng các chức năng quản lý vào QL hoạt động giáo dục VHDT ở trƣờng PTDTNT PTDTNT
1.7.1. Kế hoạch hóa việc GD VHDT
Với đặc trưng là trường PTDTNT, công tác quản lý kế hoạch thực hiện GD VHDT ở trường PTDTNT là hết sức cần thiết. Để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT có tính khả thi cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Đảm bảo xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hàng năm, từng học kỳ của nhà trường;
- Trên cơ sở kế hoạch tổng thể của nhà trường, tiến hành xây dựng kế hoạch GD VHDT thông qua các môn học, các buổi sinh hoạt trên lớp, các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao - vui chơi - giải trí; các cuộc thi tìm hiểu về BSVH, phong tục, tập quán của các dân tộc.
Trên cơ sở các quy định cụ thể với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể trong GD VHDT, nhà trường cần chỉ rõ mục tiêu các hoạt động, lực lượng tham gia, thời gian tiến hành và cách thức nhận diện kết quả đạt được. Bên cạnh đó mỗi nhà trường cần xây dựng kế hoạch và ban hành các qui chế, qui định có tính pháp quy để thúc đẩy