chung cần được quan tâm.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục VHDT ở trường PTDTNT như nội dung học tập, các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên, gia đình... Chính vì vậy cơng tác giáo dục VHDT ở trường PTDTNT là một nhiệm vụ quan trọng, chính thức và bắt buộc. Việc phát triển giáo dục VHDT trong trường PTDTNT, cùng với các nội dung giáo dục đặc thù khác góp phần vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy BSVH các dân tộc thiểu số, về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.7. Vận dụng các chức năng quản lý vào QL hoạt động giáo dục VHDT ở trƣờng PTDTNT PTDTNT
1.7.1. Kế hoạch hóa việc GD VHDT
Với đặc trưng là trường PTDTNT, công tác quản lý kế hoạch thực hiện GD VHDT ở trường PTDTNT là hết sức cần thiết. Để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT có tính khả thi cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Đảm bảo xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hàng năm, từng học kỳ của nhà trường;
- Trên cơ sở kế hoạch tổng thể của nhà trường, tiến hành xây dựng kế hoạch GD VHDT thông qua các môn học, các buổi sinh hoạt trên lớp, các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao - vui chơi - giải trí; các cuộc thi tìm hiểu về BSVH, phong tục, tập quán của các dân tộc.
Trên cơ sở các quy định cụ thể với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể trong GD VHDT, nhà trường cần chỉ rõ mục tiêu các hoạt động, lực lượng tham gia, thời gian tiến hành và cách thức nhận diện kết quả đạt được. Bên cạnh đó mỗi nhà trường cần xây dựng kế hoạch và ban hành các qui chế, qui định có tính pháp quy để thúc đẩy hoạt động GD VHDT đạt hiệu quả. Làm tốt việc xây dựng kế hoạch giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh căn cứ vào đó mà thực hiện nhiệm vụ và là căn cứ để người quản lý kiểm tra việc thực hiện. Từ đó có sự điều chỉnh, khen - chê kịp thời.
1.7.2. Tổ chức các hoạt động GD VHDT
Trong công tác quản lý, muốn đạt hiệu quả tốt thì cũng cần có phương pháp tổ chức tốt. Vì đặc điểm việc GD VHDT diễn ra trong nhà trường cho nên cần lựa chọn cách thức truyền tải cho phù hợp. Đó là: Giáo dục lồng ghép qua các mơn học: vận dụng một phần sản phẩm văn hóa của các dân tộc đã có sự lựa chọn, điều chỉnh đưa vào trong giờ dạy hoặc trong hoạt động ngoài giờ lên lớp để thực hiện một nội dung giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục học sinh. Thực hiện thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề. Tổ chức giao lưu giữa học sinh các dân tộc với nhau, tìm hiểu BSVH, phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc GD VHDT. Đây là một nội dung cần thiết bởi vì mơi trường để giữ gìn và phát triển BSVHDT khơng thể chỉ có trong nhà trường. Mà để ni dưỡng nó cần có cả mơi trường bên ngồi nhà trường với các lực lượng khác tham gia như: gia đình, họ tộc, bản làng, cộng đồng, …
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về GD VHDT cho đội ngũ giáo viên. Hoạt động GD VHDT trong trường PTDTNT đòi hỏi người tổ chức, người giảng dạy phải có chun mơn sâu. Một thực trạng đang tồn tại là đội ngũ giáo viên các trường PTDTNT là người dân tộc thiểu số chưa nhiều; việc am hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc chưa sâu sắc. Đồng thời hoạt động GD VHDT cần số người tham gia đông, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Muốn thực hiện tốt hoạt động này, cần có kế hoạch xây dựng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên có đủ năng lực, có tâm huyết và lịng nhiệt
tình để triển khai nhiệm vụ. Bên cạnh đó cũng cần hợp tác với đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực liên quan để hỗ trợ cho hoạt động GD VHDT ở các nhà trường. Đội ngũ chuyên gia phải là những người hiểu biết sâu, có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục học sinh về giá trị VHDT theo từng vùng, miền .
1.7.3. Chỉ đạo hoạt động GD VHDT
Mọi hoạt động cần được chỉ đạo từ những người quản lí. Chỉ đạo chính là việc hướng dẫn, điều khiển và tạo động lực cho những người tham gia hoạt động GD VHDT ở các nhà trường thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Chỉ đạo đội ngũ GV và HS tổ chức hoạt động giáo dục học sinh về giá trị VHDT theo từng chủ đề , với các phương thức tổ chức linh hoạt , mềm dẻo.
1.7.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GD VHDT
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động, là khâu đặc biệt quan trọng trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Kiểm tra gắn liền với đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu, phân tích được ngun nhân thành cơng và hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm. Bên cạnh đó, kiểm tra cịn có chức năng khuyến khích, động viên người làm tốt, ngăn chặn những sai sót có thể xảy ra.
Để kiểm tra kết quả việc thực hiện các hoạt động GD VHDT hiệu quả, người quản lý cần tiến hành theo các nội dung sau:
- Lựa chọn vấn đề, nội dung kiểm tra và hình thức, thời điểm kiểm tra: Nội dung kiểm tra có thể bao gồm từ khâu lập kế hoạch đến việc triển khai kế hoạch và hoạt động cụ thể của các lực lượng giáo dục, học sinh và các điều kiện phục vụ cho hoạt động GD VHDT nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung.
- Kiểm tra, đánh giá sẽ giúp hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên có trách nhiệm GD VHDT, phát hiện những tồn tại, hạn chế, kịp thời điều chỉnh các tác động quản lý để đưa hoạt động giáo dục đến kết quả mong muốn. Đồng thời kiểm tra cũng giúp Hiệu trưởng phát hiện những cách làm hay, các giá trị văn hóa dân tộc tiêu biểu có ảnh hưởng tốt trong nhà trường và cộng đồng để nhân rộng. Đồng thời qua kiểm tra cũng loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại trong cuộc sống của học sinh, của cộng đồng.
1.7.5. Triển khai có hiệu quả các chức năng quản lí trong GD VHDT trong nhà trường trường
Như đã trình bày ở trên, nội dung cơ bản của bốn chức năng quan lí khi quản lí cơng tác GD VHDT ở một nhà trường. Việc triển khai có hiệu quả các chức năng quản lí có ý nghĩa khoa học trong quản lí cơng tác GD VHDT ở một nhà trường PTDTNT. Chúng tôi nhấn mạnh 2 vấn đề:
Quản lý mục tiêu GD VHDT cho học sinh là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu của hoạt động GD VHDT cho học sinh ở trường PTDTNT nói riêng và ở các nhà trường nói chung về cơ bản đều có điểm chung là để nhà trường quản lý thực hiện các chức năng quản lý. Qua đó để nắm bắt, đánh giá tình hình giáo dục VHDT cho học sinh và các vấn đề liên quan đến hoạt động này để tìm ra các biện pháp tác động trở lại với hiệu quả giáo dục VHDT; loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục VHDT nhằm đạt tới mục tiêu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường: giáo dục học sinh hòa hợp và thân thiện, vừa có phẩm chất văn minh, hiện đại, vừa có phẩm chất dân tộc, truyền thống, trở thành người cán bộ đáp ứng nhu cầu xây dựng công cuộc mới cho q hương. Nhìn ở một khía cạnh khác thì quản lý GD VHDT ở trường PTDTNT còn giúp cho nhà trường triển khai có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục, nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc.
Trường PTDTNT tiếp nhận các đối tượng học sinh là con em dân tộc thiểu số từ những vùng miền có hồn cảnh, mơi trường khác nhau và phong tục tập quán cũng khác nhau. Cho nên khi vào học tập và sinh hoạt tại nhà trường các em mang theo những những nét phong tục tập qn của dân tộc mình: có mặt tích cực song cũng có những hạn chế nhất định. Đó cũng chính là những khó khăn để các em sống hịa nhập nhưng khơng được "hịa tan" trong bối cảnh hiện nay. Trong thực tế hiện nay, ở nhiều vùng có đồng bào dân tộc thiểu số đặc tính sinh hoạt lạc hậu vẫn tồn tại, chất lượng cuộc sống cịn gặp nhiều khó khăn, tính ỷ lại, không chịu vận động để phù hợp với thời đại, nhiều thế hệ học sinh sau khi đi học về lại chấp nhận với cuộc sống "làm nương, làm rẫy" như những người không được học, nên "cái nghèo vẫn đeo đẳng" .Vì
vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý GD VHDT cho học sinh ở trường PTDTNT là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Quản lý nội dung, hình thức GD VHDT ở trường PTDTNT bao gồm: Với các nội dung như giáo dục về tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu dân tộc và yêu đất nước; khiêm tốn, thật thà, cần cù, sáng tạo, có chí vươn lên; truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán dân tộc; dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc cùng với tiếng phổ thơng; quan niệm đúng đắn về tình bạn - tình u; phịng tránh các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; văn hóa ứng xử, giao tiếp, trang phục....
Với đặc trưng là trường chuyên biệt (PTDTNT), mọi hoạt động của học sinh phần lớn đều diễn ra trong nhà trường. Các nội dung, hình thức GD VHDT cần được tổ chức một cách đa dạng, linh hoạt, lồng ghép trong các môn học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường một cách hài hòa, phù hợp, hiệu quả.
Để có được các biện pháp thiết thực giúp nâng cao hiệu quả quản lý nội dung, hình thức GD VHDT ở trường PTDTNT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý nội dung, hình thức hoạt động GD VHDT.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các khái niệm cơ bản như văn hóa, văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa, quản lí, quản lí giáo dục, quản lí trường PTDTNT, quản lí hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT...và có thể nêu ra một kết luận: Tổ chức triển khai hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT sẽ có tính khoa học nếu được thực hiện gắn với các chức năng quản lí của Hiệu trưởng trường PTDTNT là: Quản lý mục tiêu giáo dục VHDT, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GD VHDT, quản lý nội dung, hình thức GD VHDT, tổ chức hoạt động GD VHDT và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động GD VHDT. Việc nghiên cứu lý luận có tính hệ thống ở chương 1 sẽ là tiền đề cho việc điều tra và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GD VHDT ở chương 2 và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD VHDT ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ở chương 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRƯỜNG PTDTNT THPT HUYỆN MƯỜNG ẢNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điện Biên
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Mường Ảng là một huyện mới được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Tuần Giáo theo Nghị định 135/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính Phủ. Mường Ảng đóng một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên.
Huyện Mường Ảng nằm ở phía đơng của tỉnh Điện Biên có giới hạn địa lý từ 21 độ 30 vĩ độ Bắc, 103 độ 15 kinh độ đơng. Phía đơng giáp huyện Tuần Giáo, phía tây giáp huyện Điện Biên, phía nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đơng, phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà.
Mường Ảng có vị trí nằm giữa hai đơ thị của tỉnh đó là huyện lỵ Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ, là một huyện nằm trên trục kinh tế động lực dọc quốc lộ 279 của tỉnh Điện Biên. Huyện Mường Ảng có 9 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 44.352,2ha, dân số trung bình của huyện là 38.951 người, trong đó dân số nơng thơn có 35.105 người chiếm 90% tổng dân số của huyện. Mật độ dân số đạt 88 người/km2, tỷ lệ dân số thành thị của huyện chiếm một tỷ lệ thấp (gần 10%) so với tổng số dân của toàn huyện. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Mường Ảng cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 45km về phía Tây.
Huyện Mường Ảng có 15 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Thái (~72%), tiếp đó là H'Mơng (~14%), Kinh (~11%) và Khơ mú (~4,2%). Nhân dân các dân tộc huyện Mường Ảng có nền văn hố địa phương đậm đà bản sắc dân tộc, đoàn kết, cần cù lao động, quyết tâm xây dựng và phát triển quê hương Mường Ảng ngày càng giàu đẹp.
Tuy Mường Ảng là huyện có thế mạnh về tiềm năng đất đai để phát triển một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng các ngành kinh tế đều chậm phát triển, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn nhiều yếu kém, đời sống của người dân cịn rất khó khăn. Hiện nay Mường Ảng vẫn đang là một
trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước, đây là yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện[17. tr,1-8].
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Mường Ảng
Năm học 2014 - 2015 quy mô trường lớp huyện Mường Ảng tiếp tục được giữ vững và phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Có tổng số 40 trường, trong đó có 13 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 10 trường THCS, 03 trường THPT, PTDTNT THPT và Trung tâm GDTX; có 02 trường PTDTBT (cấp Tiểu học). Mạng lưới trường lớp đã đảm bảo cơ bản đầy đủ các điều kiện để thu hút tối đa học sinh các dân tộc tới trường tới lớp học tập.
Tồn huyện có 560 lớp, 13.027 học sinh mầm non, phổ thơng; có 4 lớp, 81 học viên bổ túc; có 1242 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 105 cán bộ quản lý, 903 giáo viên và 234 nhân viên. Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ: Mầm non: 211; giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. Tiểu học: 346; giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. THCS: 209; giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 97%. THPT: 117; giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 96,7%. GDTX: 09 giáo đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%.
Cơ sở vật chất trường, lớp được quan tâm đầu tư, hiện có: 506 phịng học; trong đó: 221 phịng kiên cố (43,7%), 156 phòng bán kiên cố (30,1%), 29 phòng tạm (26,2%).
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng và phát triển, tồn huyện hiện có 22 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 6 trường Mầm non, 8 trường Tiểu học, 6 trường THCS và 2 trường THPT [16, tr.1-10].
2.2. Đặc điểm tình hình trƣờng PTDTNT THPT huyện Mƣờng Ảng
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng được thành lập theo Quyết định số 1007/QĐ-UBND, ngày 19/6/2009 của UBND tỉnh Điện Biên theo Đề án mở rộng quy mô và nâng cấp hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên được phê duyệt tại Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 21/5/2009 với chức năng, nhiệm vụ