1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.6. Xây dựng và phát triểnVHCL trong cơ sở giáo dục
Muốn xây dựng được VHCL, chúng ta cần thay đổi cách thức hoạt động để đạt được mục tiêu và phù hợp với mục tiêu trở thành điểm đặc trưng riêng biệt của cơ sở giáo dục.
Các nhà lãnh đạo, nhà quản lí muốn xây dựng được VHCL là phải thay đổi tư duy và giá trị ở tất cả các cấp theo hướng cải tiến chất lượng. Đó là vì quy trình xây dựng VHCL thường được bắt đầu khi các nhà quản lí hiểu được giá trị chất lượng trên quan điểm hệ thống, tin tưởng vào khả năng ứng dụng của các giá trị đó.
Đề cập tới VHCL, phải luôn xuất phát từ các khái niệm riêng rẽ nền tảng như: đánh giá, đánh giá chất lượng, đánh giá đồng nghiệp, tự đánh giá, đánh giá ngồi, đánh giá trong đào tạo…
Tóm lại, VHCL là một tiểu văn hóa trong VHTC hay nói cách khác
VHCL bổ sung một số giá trị thuộc chất lượng vào VHTC để tạo thêm sức mạnh và hỗ trợ VHTC hoàn thành sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Có thể hiểu VHCL là ý thức, nhận thức và trách nhiệm của tất cả mọi người trong tổ
chức về chất lượng phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung khi thực hiện bất kì cơng việc gì, tức là làm bất cứ việc gì, bản thân cũng phải có ý thức và
trách nhiệm về cơng việc mình làm và đặt chất lượng phù hợp với chiến lược và mục tiêu lên hàng đầu. Cuối cùng, sự hình thành một nền văn hóa mới trong một tổ chức bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng văn hóa đã tồn tại bên trong tổ chức đó.