2.3. Thực trạng VHCL của Trung tâm GDTX tỉnh Khánh Hòa
2.3.6. Đánh giá chung
2.3.6.1. Về thuận lợi
+ GDTX thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Điều 4 của Luật Giáo dục 2005; Trung tâm là cơ sở GDTX hoạt động theo Quy chế được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đây là thuận lợi cơ bản để các cơ quan quản lý giáo dục thực hiện chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu người học.
+ Ban giám đốc Trung tâm đều là những người có tâm huyết, biết vượt lên hồn cảnh khó khăn, năng động trong thực hiện nhiệm vụ, kiên trì trong công tác tham mưu với UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa để tạo điều kiện cho sự phát triển của Trung tâm.
+ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là “Trước hết, phải củng cố, nâng cao chất lượng và năng lực của Trung tâm theo hướng tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng đảm bảo cơ cấu, khả năng thực hiện nội dung GDTX theo quy định của pháp luật...”; UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt “Đề án xây dựng xã hội học tập tỉnh Khánh Hịa đến năm 2020” trong đó có nhiệm vụ, giải pháp “Tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương thức hoạt động để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng GDTX”, đây là tiền đề để ngành học GDTX và là kiện kiện để Trung tâm vươn lên để khẳng định vị thế, vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh nhà.
+ Để đảm bảo cho công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, trước nhu cầu của tỉnh Khánh Hòa đang cần một lực lượng lao động có chất lượng, Trung tâm tiếp tục mở rộng liên kết đào tạo theo hướng đa dạng hóa các loại hình, ngành, nghề, trình độ, đáp ứng được nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
+ Các thành tích đạt được là do Trung tâm ln có đội ngũ những cán bộ quản lý giỏi, giàu nhiệt huyết, nhiều kinh nghiệm. Trung tâm không ngừng đổi mới phương thức quản lí, tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu tìm hiểu những lĩnh vực, ngành nghề mới phù hợp với thị trường lao động, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và bồi dưỡng các chuyên đề ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đồng thời Trung tâm chú trọng duy trì nền nếp, kỷ cương, tăng cường cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học đảm bảo các điều kiện dạy và học phù hợp với các loại hình đào tạo khác nhau và thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ chun mơn cao, năng lực làm việc tốt, thái độ làm việc trách nhiệm, tận tâm…
2.3.6.2. Về khó khăn
- Chất lượng giáo dục chưa toàn diện cho các đối tượng tham gia học tập còn thấp; chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển về nguồn nhân lực
- Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới, giáo viên vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn - nghiệp vụ.
- Nề nếp dạy học và kỷ cương trong thi cử chưa nghiêm.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu.
vật chất, trang thiết bị dạy học nên chất lượng dạy vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Các chương trình học tập chưa đa dạng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của người học;
- Giáo dục từ xa chưa phát triển, chất lượng còn thấp, điều kiện quản lý cần được củng cố nhiều.
2.3.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại làm cho chất lượng GDTX còn thấp là
- Một là, nhận thức về vai trò của Trung tâm GDTX trong xã hội học tập chưa được thông suốt trong xã hội cũng như nhận thức khác nhau trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên đối với hoạt động GDTX nên việc đầu tư cho GDTX còn hạn chế, chưa tạo được nền tảng xã hội học tập tại địa phương.
- Hai là chương trình học tập ở Trung tâm chưa được bổ sung, cập nhật hoá như ngoại ngữ, tin học một số nội dung chưa có chương trình khung (nghề, chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức).
- Ba là, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, môi trường giáo dục vẫn cịn thiếu, mức học phí thấp, chưa có cơ chế chi ngân sách cho Trung tâm về định mức đầu tư cho xây dựng cơ bản, sửa chữa, chi thường xuyên….
- Bốn là, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa đủ số lượng, còn yếu về chất lượng chuyên môn - nghiệp vụ, thiếu ổn định, chưa gắn bó lâu dài với Trung tâm GDTX và cơ chế chính sách, chế độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa phù hợp.
- Năm là, bản thân người học tại Trung tâm vẫn còn hạn chế về mức đầu tư cho việc học như: động cơ học tập, thời gian, sức lực, kinh phí… nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, công ty chưa hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đi học tại Trung tâm.
- Sáu là, cơ chế quản lý, chỉ đạo còn bất cập chưa phát huy được khả năng hoạt động đa dạng của cơng tác GDTX, chưa khuyến khích đầu tư vào hoạt động GDTX bằng cơ chế xã hội hoá giáo dục để đa dạng hoá các hoạt
- Bảy là, đội ngũ CBQL của Trung tâm chưa phát huy hết tính năng động sáng tạo, vẫn còn hạn chế về năng lực, bằng lịng với cái hiện có. Việc lập kế hoạch đầu tư lâu dài cho hoạt động GDTX về đa dạng và nhiều chức năng vẫn còn hạn chế. Mặt khác thời gian qua, do nhận thức và do cơ chế lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động GDTX, chưa đầu tư hiệu quả về con người, tài chính, cơ sở vật chất, cơ chế quản lý ....
2.3.6.4. Định hướng xây dựng chất lượng của Trung tâm GDTX tỉnh Khánh Hòa.
- Thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Quyết định 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 “Về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức các hình thức học linh hoạt, đa dạng đáp ứng nhu cầu học của nhiều đối tượng, học thường xuyên, học suốt đời.
- Nâng cao chất lượng giáo dục để góp phần nâng cao nguồn nhân lực cho tỉnh; ngoại ngữ - tin học, ngề ngắn hạn cho lực lượng lao động, công nhân viên chức.
- Tích cực, sáng tạo trong thực hiện đổi mới giáo dục, như: thay đổi hiện trạng, thay đổi nội dung, chất lượng hoạt động, vai trò vị trí của Trung tâm trong hệ thống giáo dục thường xuyên.
Kết luận chƣơng 2
Qua khảo sát thực trạng, nhận thấy đội ngũ CB-NV và GV ở Trung tâm với môi trường làm việc năng động, sáng tạo gần gũi với người lao động, gần gũi với các đối tượng khó khăn nhất của xã hội, chính vì vậy, ở Trung tâm GDTX khơng chỉ thấy được sự đồn kết trong nội bộ đội ngũ CB-NV và GV mà cịn thấy sự hồ đồng, chia sẻ giữa CB-NV và GV với người học.
- Tập thế CB-NV và GV luôn quan tâm đến công tác xây dựng VHCL tại Trung tâm, cụ thể:
+ Sự quyết tâm và quan tâm đến ĐBCL của Cấp ủy và Ban giám đốc Trung tâm;
+ Sự quyết tâm và quan tâm đến ĐBCL của Giám đốc Trung tâm nhằm phát triển bền vững;
+ Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm của CB-NV và GV.
- Trung tâm thực hiện hoạt động giáo dục và đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ và đã tạo điều kiện cho hàng nghìn người được theo học các chương trình đại học, cao đẳng, trung cấp, bồi dưỡng, ngoại ngữ, tin học, chuyên đề, nhiều người đạt được văn bằng, chứng chỉ quốc gia bằng các hình thức học vừa làm vừa học, học từ xa.
- Quá trình xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm GDTX tỉnh Khánh Hòa còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như:
+ Đối tượng theo học tại Trung tâm là những người lớn tuổi đang đi làm, những thanh thiếu niên khơng có điều kiện học tập ở các nhà trường chính quy. Các học viên này đa dạng về lứa tuổi, trình độ văn hóa, độ tuổi chênh lệch, phát triển tâm lý khơng đồng đều, hồn cảnh gia đình khó khăn dẫn đến việc tiếp thu kiến thức khơng đồng đều. Do tính chất và đặc điểm của học viên, các trung tâm GDTX cần phải có đội ngũ GV có trình độ chun mơn nghiệp vụ và có kinh nghiệm cũng như phương pháp đặc thù phù hợp với đối tượng học viên. Bởi vì kết quả dạy học của GV phụ thuộc vào hai yếu
+ Thực tế hoạt động của trung tâm trong những năm qua cho thấy, đội ngũ GV dạy hợp đồng là chính. Do đó năng lực chun mơn và năng lực sư phạm còn bị hạn chế, đặc biệt là năng lực chuyên môn về GDTX và phương pháp dạy học người lớn. Điều đó địi hỏi mỗi GV của trung tâm vừa phải là nhà chuyên môn, vừa phải là nhà tổ chức. Ngoài những kiến thức nghiệp vụ trong lĩnh vực chun mơn thì GV cần phải có những hiểu biết và những kỹ năng cần thiết khác liên quan đến việc tổ chức các hoạt động của Trung tâm nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ nói trên. Hơn nữa, trong q trình xây dựng và phát triển VHCL thì Trung tâm cần phải mở rộng phạm vi đối tượng người học với các loại hình học tập đa dạng, phong phú cũng như tăng cường các hoạt động liên quan đến việc phát triển cộng đồng.
+ Ban Giám đốc Trung tâm chưa thực sự tổ chức quản lý sát sao trong công tác xây dựng và phát triển VHCL, như việc chỉ cử được GV cơ hữu tham gia các khóa bồi dưỡng thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức, cịn GV thỉnh giảng thì khơng cử tham gia. Ngồi ra cịn một số GV (nhất là GV thỉnh giảng) cũng chưa tích cực hưởng ứng các phong trào thao giảng, dự giờ và các biện pháp khác để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong giảng dạy.
+ Chưa tổ chức thực hiện được hết chức năng, nhiệm vụ được giao, vẫn còn yếu trong hoạt động dạy ngoại ngữ - tin học, nghề, chuyên đề cho người dân; chưa đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của người dân tại địa phương trong giai đoạn xây dựng xã hội học tập.
+ Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa toàn diện cho các đối tượng tham gia học tập, vẫn còn thấp;
+ Việc tổ chức thực hiện công tác xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm cịn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nên chất lượng giáo dục, đào tạo vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Quá trình xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm lại còn nhiều tồn tại, hạn chế ở khâu lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…
Trung tâm GDTX là một cơ sở giáo dục khơng chính quy nên mục tiêu, đối tượng và hình thức tổ chức có sự khác biệt với nhà trường của hệ thống GD chính quy. Do đó, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo khơng có cách nào khác ngồi việc nâng cao năng lực CB – NV và đội ngũ GV.
Với những hạn chế nêu trên và đặc biệt là về kinh phí, nguồn lực tổ chức, sự phối kết hợp giữa các lực lượng xã hội trong công tác xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm, đến nay Trung tâm vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Do đó về lâu dài, cần có thêm nhiều hướng dẫn, chỉ đạo về mặt quản lý, chuyên môn để công tác xây dựng và phát triển VHCL đạt hiệu quả cao hơn.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHẤT LƢỢNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
TỈNH KHÁNH HÒA