2.3. Thực trạng VHCL của Trung tâm GDTX tỉnh Khánh Hòa
2.3.4. Hoạt động xây dựng và phát triểnVHCL của Trung tâm
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến xây dựng và phát triển VHCL như các yếu tố bên trong và bên ngoài. Một trong những yếu tố quyết định là nhận thức của những người có liên quan đến Trung tâm, bao gồm: các nhà quản lý, giảng viên, sinh viên, nhân viên..., về vai trị và trách nhiệm của chính họ góp phần vào công tác đảm bảo chất lượng đào tạo.
2.3.4.1. Quy trình xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm
Để xây dựng và phát triển VHCL, Trung tâm GDTX tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra quy trình xây dựng, phát triển và các hoạt động nhằm hướng tới VHCL, như sau:
- Đánh giá tình hình: mục tiêu chất lượng, các nhiệm vụ và kết quả thực
hiện của Trung tâm;
- Đánh giá lại các giá trị VHCL hiện tại và xác định các niềm tin mong muốn tương lai;
- Xác định lại các giá trị VHCL phù hợp với tổ chức; - Thực hiện các hành động thay đổi.
2.3.4.2. Công tác bảo đảm chất lượng: do phòng đào tạo thuộc Trung tâm
thực hiện, chức năng, nhiệm vụ của chủ yếu là thực hiện cơng tác khảo thí và một số các cơng tác ĐBCL theo quy định; Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của học viên đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên trong năm học; Tổ chức lấy ý kiến của học viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo của trường liên kết và Trung tâm; Tổ chức các Hội thảo bàn về cơng tác Khảo thí và ĐBCL trong Trung tâm; Tổ chức đánh giá trong; Tổ chức đánh giá ngoài.
- Phiếu khảo sát ý kiến của người học về hoạt động giảng dạy của Giảng viên có nhiều câu hỏi với nội dung câu hỏi xác thực, dễ hiểu và ln có sự cải tiến, điều chỉnh phù hợp, sát thực nhằm đạt được hiệu quả mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm.
2.3.4.3. Vai trị của CBQL trong cơng tác xây dựng và phát triển VHCL
Cán bộ quản lý đóng vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm. Thay đổi văn hóa là một trong những thách thức khó nhất mà một tổ chức sẽ phải trải qua, trong đó sự lãnh đạo từ trên xuống là yếu tố then chốt. Văn hóa của tổ chức có thể sẽ khơng thay đổi được nếu khơng có sự thay đổi về sự lãnh đạo.
Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm đảm bảo đủ thời gian, nhân lực, nguồn tài trợ và các cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch và triển khai VHCL của Trung tâm. Vai trò của Giám đốc trong việc phát triển VHCL là truyền cảm hứng, làm lan tỏa mục tiêu chất lượng cho tất cả các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và nhân viên trong Trung tâm. Bên cạnh đó Giám đốc cịn đóng một vai trị quan trọng trong việc hoạch định chính sách, tầm nhìn và phê duyệt kế hoạch để tạo ra một môi trường học tập, giảng dạy hiệu quả. Với vai trò là người giám sát và hướng dẫn tổ chức, họ thiết kế các kế hoạch, thiết lập mục tiêu rõ ràng, thiết lập các giá trị của tổ chức và yêu cầu thực hiện.
Các yếu tố như hoạch định chính sách và tầm nhìn, xây dựng kế hoạch chiến lược, đầu tư các nguồn lực mang tính chất vĩ mơ, lâu dài và có liên quan đến các yếu tố bên ngồi Trung tâm. Do đó, yếu tố chủ yếu trong vai trò của CBQL đối với xây dựng phát triển VHCL như: Lập kế hoạch; Hỗ trợ giáo viên; Giám sát thực hiện kế hoạch và Khuyến khích, tạo sự đồng thuận.
- Lập kế hoạch: Để có thể xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm, việc lập kế hoạch hằng năm phải bao gồm việc triển khai các mục tiêu chiến lược của Trung tâm thành các mục tiêu hành động cụ thể của từng phòng, cá nhân; cách thức thực hiện các mục tiêu nhằm đạt được chất lượng mong muốn; có các mốc thời gian hoàn thành từng mục tiêu cụ thể và có sự phân cơng trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng phòng, cá nhân. Đồng thời, kế hoạch này phải được công khai rộng rãi giúp các thành viên nắm rõ vai trị của mình trong việc thực hiện các mục tiêu chất lượng.
- Hỗ trợ giáo viên: Là sự hỗ trợ của CBQL đối với GV về các nguồn lực, chính sách, cơ sở vật chất nhằm giúp phát huy tối đa năng lực của họ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được các mục tiêu chất lượng.
- Giám sát thực hiện kế hoạch: Là việc hướng dẫn, đôn đốc, động viên
các bộ phận, cá nhân thực hiện, hồn thành các cơng việc theo tiêu chuẩn chất lượng và đúng tiến độ, đảm bảo tất cả các nguồn nhân lực của Trung tâm phát huy hết năng lực, việc giám sát nhằm xác định những mặt tích cực và những điểm cịn hạn chế, những điển hình tiêu biểu của Trung tâm để có những biện pháp phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm hạn chế và khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân.
- Khuyến khích, tạo sự đồng thuận: Tạo động lực thúc đẩy các cá nhân
tham gia vào các hoạt động cải tiến chất lượng, nhằm đạt được các mục tiêu chất lượng của tổ chức, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm. Động lực của mọi người thường được khơi dậy thông qua hệ thống thưởng phạt, tăng lương, thù lao, đề bạt hoặc bãi nhiệm, cơng nhận
hoặc phê bình, tăng thêm hoặc hạn chế quyền tự chủ, hứa hẹn những nhiệm vụ quan trọng mà chủ yếu là các hành động khích lệ kịp thời đối với các phịng, cá nhân có các sáng kiến chất lượng nhằm thay đổi các giá trị hướng đến việc đạt được các mục tiêu chất lượng dể xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm. Bên cạnh đó, một cơ chế đo lường các hoạt động minh bạch, hợp lý, khách quan và cung cấp phản hồi kịp thời, mang tính xây dựng sẽ tạo ra sự tin tưởng của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.
2.3.4.4. Vai trị của giáo viên trong cơng tác xây dựng và phát triển VHCL
Giáo viên chính là người liên kết giữa cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên, thực hiện các chính sách chất lượng để xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm thông qua việc thực hiện tốt các vai trị quan trọng của mình là giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Hội nghị TW2 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”; Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.
Tuy nhiên, trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, đã chỉ ra một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những bất cập, yếu kém của giáo dục, đào tạo nước ta là “chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo...”. Điều đó cho thấy, vai trị của giáo viên đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục nói riêng là vô cùng quan trọng, đây là lực lượng cơ bản, trực tiếp quyết định trong các hoạt động dạy và học. Để việc giảng dạy mang lại hiệu quả tích cực, giáo viên cịn là những nhà nghiên cứu khoa học, tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo, cập nhật các tri thức mới, vận dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học vào bài giảng, giúp người học tiếp cận và làm chủ những kiến thức mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
khái niệm khoa học, từ đó phát triển và hình thành nhân cách. Nếu học tập nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì giảng dạy có mục đích điều khiển việc học tập. Giảng dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thơng tin dạy học và điều khiển hoạt động học.
Giảng dạy là vai trò cơ bản nhất của giáo viên trong nhà trường. Giảng viên muốn giảng dạy tốt cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Hiểu rõ mơi trường xã hội trong đó diễn ra việc giảng dạy;
+ Hiểu rõ tính chất và đặc điếm điều kiện của nhà trường trong đó diễn ra việc dạy học;
+ Nắm vững mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học;
+ Hiểu rõ trình độ ban đầu của học viên so với nhiệm vụ dạy học và trực tiếp tác động đến học viên bằng nhân cách của mình;
+ Nắm vững và lựa chọn nội dung dạy học một cách phù hợp;
+ Lựa chọn một cách đúng đắn và thích hợp các phương pháp, phương tiện và hình thức to chức dạy học, căn cứ vào đầu ra, đầu vào và nội dung dạy học;
+ Biết khai thác các động lực bên ngồi và bên trong của q trình dạy học nhằm khuyến khích sinh viên tự học;
+ Hạn chế các yếu tố nhiễu tác động đến học viên;
+ Trong quá trình lựa chọn nội dung và vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, giáo viên cần tuân theo các quy luật và nguyên tắc dạy học;
+ Hướng dẫn sinh viên học tập một cách logic.
- Nghiên cứu khoa học: Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy thì nghiên cứu khoa học cũng là một nhiệm vụ quan trọng, vì bản chất cơng việc giảng dạy luôn yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật tri thức mới và phải thực sự là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Điều này chỉ có thể được hình thành qua thực tiễn nghiên cứu và triển khai
ứng dụng các kết quả nghiên cứu với niềm đam mê sáng tạo ra tri thức mới, mong muốn được truyền đạt các tri thức, kinh nghiệm đến cho người học. Do đó, để tạo ra một mơi trường học tập có chất lượng, đáp ứng các mục tiêu xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm, thì bên cạnh việc thực hiện tốt vai trị giảng dạy, giáo viên cần tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào bài giảng một cách có hiệu quả, chất lượng cao.