Lý luận về xây dựng và phát triểnVHCL ở Trung tâm GDTX cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển Văn hóa Chất lượng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa (Trang 33)

1.4.1. Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

Hệ thống giáo dục quốc dân nước ta bao gồm: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (Luật giáo dục năm 2005).

- Đối với hệ thống GDTX là gồm: Các Trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh, cấp huyện và các trung tâm học tập cộng đồng tổ chức tại xã phường, thị trấn.

- Trung tâm GDTX cấp tỉnh là cơ sở giáo dục, đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng và đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề,

tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp, bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thơn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

- Trung tâm GDTX cấp tỉnh tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xun bao gồm:

+ Chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ;

+ Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ;

+ Chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. - Trung tâm GDTX cấp tỉnh tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo và chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

- Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.

- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.

- Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.4.1.1. Quyền hạn của Trung tâm GDTX cấp tỉnh

Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển Trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.

- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo.

- Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật. - Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.

1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDTX cấp tỉnh

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục thường xuyên bao gồm: - Giám đốc và không quá 02 Phó giám đốc.

- Các Tổ chun mơn, nghiệp vụ: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; - Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp (nếu có).

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; quy mô, nghề đào tạo và cơ cấu tổ chức trong Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giám đốc trung tâm quyết định thành lập các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc.

- Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được thành lập các tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp. Việc thành lập và hoạt động của tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo của trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trong xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay, thực hiện xã hội hóa giáo dục thu hút các lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình trường học. Ngồi trường quốc lập được phép mở các trường bán công, dân lập, tư thục với các chế độ học tập khác nhau: Tập trung, ngắn hạn, dài hạn, học từ xa, tại chức, bổ túc văn hóa… Tổ chức phân luồng và phân hóa chuẩn bị cho một số lớp học sinh vào các trường nghề, đào tạo nhân lực có kỹ thuật cho nền kinh tế đất nước.

Các nghiên cứu về tổ chức trường học đã khái quát những nhân tố cấu trúc cần quan tâm khi tổ chức nhà trường như dưới đây. Các yếu tố này có đặc trưng riêng khi triển khai ở trung tâm GDTX.

- Nhóm nhân tố thứ nhất

+ Mục tiêu đào tạo (M) chịu sự quy định của mục tiêu phát triển kinh tế

+ Nội dung đào taọ (N) được xác định từ muc tiêu đào tạo và thành quả

của khoa học kỹ thuật, văn hóa.

+ Phương pháp đào tạo (P) được hinh thành từ thành quả của khoa hoc kỹ giáo dục và quy định bởi mục tiêu, nội dung giáo dục.

- Nhóm nhân tố thứ hai

+ Lực lượng đào tạo (Người dạy - Th) trong mối quan hệ với lao động xã hội của đất nước với xã hội.

+ Đối tượng đào tạo (Người học -Tr) trong mối quan hê với dân số học đường (các độ tuổi tương ứng với cấp độ bậc học).

- Nhóm nhân tố thứ ba:

+ Hình thức đào tạo (H) + Điều kiện đào taọ (Đ)

+ Môi trường đào tạo (môi trường tư nhiên và môi trường xã hội) (Mô). + Bộ máy đào tạo (Bô)

+ Quy chế đào tạo (Qi)

Trung tâm GDTX là đơn vị sự nghiệp có chức năng và nhiệm vụ đặc trưng nổi bật và khác với các đơn vị nhà trường vì khơng xây dựng mơi trường học tập thường xun thì khơng cịn gọi là trung tâm GDTX nữa. Đây cũng là trách nhiệm của các chủ thể trong trung tâm GDTX để tồn tại và phát triển.

Trung tâm GDTX là một cộng đồng học tập không chỉ đối với các học viên, học sinh mà còn đối với cả ban giám đốc và giáo viên do đó bản chất trung tâm GDTX thể hiện ở ba khía cạnh: một là tính sư phạm, hai là bản chất xã hội, ba là bản chất giai cấp.

1.4.2. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển VHCL ở Trung tâm GDTX cấp tỉnh cấp tỉnh

- Một trong những mục tiêu của Chương trình Cải cách Giáo dục Việt Nam theo Nghị định số 14 của Chính phủ ban hành là tạo cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng, cần có sự cam kết mạnh mẽ của

lãnh đạo và sự đồng tâm hiệp lực của tập thể cán bộ quản lý-nhân viên, giảng viên và sinh viên trong toàn trường, tức là tất cả mọi người đều cần phải thấm nhuần văn hóa chất lượng. Điều kiện tiên quyết để vận hành hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong là phải xây dựng thành cơng VHCL. Do đó, cần quan tâm tìm hiểu, phát huy những yếu tố tích cực và khắc phục những yếu tố trở ngại trong việc xây dựng VHCL tại cơ sở đào tạo.

- VHCL cần phải được nhận thức thấm nhuần trong những thói quen những quy tắc hành động của toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nhằm hình thành ra cho xã hội những sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu hiệu quả cao nhất. VHCL của Trung tâm GDTX có nhiều biểu hiện khác nhau:

+ Với cấp độ Trung tâm, văn hóa chất lượng được biểu hiện qua việc xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm việc xây dựng được chiến lược tốt về đảm bảo chất lượng của Trung tâm, xây dựng bộ phận thường trực về đảm bảo chất lượng làm việc có hiệu quả.

+ Với cấp độ cá nhân, văn hóa chất lượng được biểu hiện qua việc hồn thành công việc đúng thời hạn, đảm bảo đủ số lượng sản phẩm, có chất lượng cao, đáp ứng đúng yêu cầu, đáp ứng kỹ năng làm việc nhóm, chi phí hợp lí, dân chủ, đồn kết,… đây chính là những chỉ báo để đánh giá việc xây dựng và thực hiện VHCL của Trung tâm.

- Sứ mệnh của các trung tâm GDTX là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho sự phát triển của xã hội. Chất lượng cao còn là một trong những giá trị cốt lõi của các trung tâm GDTX. Vì vậy, xây dựng và phát triển VHCL của Trung tâm là để duy trì và khơng ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, đào tạo và chất lượng các sản phẩm đầu ra. Đây chính vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu xuyên suốt của lộ trình trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược quốc gia.

Xây dựng và phát triển VHCL các trung tâm GDTX cần phổ biến rộng rãi cho toàn thể các bên liên quan hiểu đúng ý nghĩa, giá trị và lợi ích do chất lượng giáo dục đem lại. Tổ chức thực hiện và ban hành các quy định, quy chế về đảm bảo chất lượng giáo dục trong GDTX như các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, quy định về xây dựng và phát triển VHCL, các quy trình theo tiêu chuẩn ISO trong các Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Xây dựng và phát triển VHCL trong Trung tâm GDTX là hoạt động mang tính chiến lược, thường xun và lâu dài. Do đó, q trình thực hiện cần được triển khai theo lộ trình với những biện pháp cụ thể:

+ Tổ chức các đợt tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa và lợi ích của đảm bảo chất lượng và việc thực hiện VHCL.

+ Xây dựng và thực hiện sổ tay hướng dẫn đảm bảo chất lượng của trung tâm;

+ Xây dựng và hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, nhân sự, chức năng, nhiệm vụ; + Xây dựng và ban hành các quy định về đảm bảo chất lượng giáo dục; + Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về đảm bảo chất lượng giáo dục.

Xây dựng hồn thiện hệ thống thu thập thơng tin phản hồi từ cán bội quản lý, giảng viên, nhân viên, người học, cựu sinh viên, các nhà tuyển dụng. Đánh giá kết quả của hệ thống này được sử dụng để cải tiến chất lượng giáo dục, trong đó cần phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, sự phối hợp của các đoàn thể, hội sinh viên trong việc thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng.

VHCL trong các trung tâm GDTX có vai trị quan trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục. Có thể coi VHCL trong các trung tâm GDTX là kỹ năng sống của người học, giúp người học thích ứng với xã hội, có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ với cuộc sống xung

quanh. Trong mỗi trung tâm GDTX, VHCL được xây dựng và phát triển trên các mối quan hệ là: quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan và quan hệ giữa con người với con người như: thầy với thầy, thầy với trò, thầy với phụ huynh, trị với trị. Trong đó, quan hệ thầy với thầy và thầy với trị có vai trị quan trọng nhất.

VHCL trong các trung tâm GDTX ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong Trung tâm:

+ Đối với người dạy (GV), VHCL có tác động ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Người dạy cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải như chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, quan tâm đến công việc của nhau. người dạy cùng hợp tác với lãnh đạo Trung tâm để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra, tạo bầu khơng khí tin cậy thúc đẩy người dạy quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập. Tạo bầu khơng khí cởi mở, tin cậy, tơn trọng lẫn nhau, tạo động lực để người dạy quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của Trung tâm.

+ Đối với người học (HV,HS), VHCL có tác động tạo ra một bầu khơng khí học tập tích cực. người học cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tơn trọng, cảm thấy mình có giá trị, người học thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá và tích cực tương tác với người dạy, người học nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất, tạo ra môi trường thân thiện an tồn, cởi mở, tơn trọng và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của người học.

1.4.3. Nhận diện các cấp độ xây dựng và phát triển VHCL của trung tâm GDTX cấp tỉnh

Việc xây dựng và phát triển VHCL của trung tâm GDTX cấp tỉnh thể hiện ở nhiều cấp độ: ý thức, mong muốn, hiểu biết và thực hiện các hoạt động

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo làm hài lòng người học, người sử dụng lao động và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Ở cấp độ đầu tiên, VHCL thể hiện ở việc mọi người cùng có ý thức, mong muốn, niềm tin vào việc cải tiến, điều chỉnh liên tục nhằm đạt yêu cầu tối thiểu và đạt mức ngày càng cao hơn, nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đóng góp vào mục tiêu phát triển chung và lợi ích lâu dài cho bản thân và tập thể Trung tâm.

Cấp độ hiểu biết, mọi người hiểu rõ nhiệm vụ và yêu cầu đối với công việc trong trách nhiệm của mình: hiểu biết mục tiêu và yêu cầu tối thiểu nhằm đạt hiệu quả công việc và các mức yêu cầu cao hơn, hiểu rõ trách nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm làm hài lịng những đối tượng mình phục vụ, hiểu biết mục tiêu phấn đấu của cả Trung tâm.

Cấp độ thực hiện thể hiện ở việc mọi người biết lên kế hoạch, thực sự tham gia và hành động cải tiến định kỳ trong từng công việc, từng nhiệm vụ hằng ngày một cách tự nguyện (với quy trình/sáng kiến/kỹ năng thực hiện cải tiến). Cụ thể hơn, phải có khả năng tự đánh giá và tiếp thu ý kiến đánh giá từ bên ngoài/các đối tượng có liên quan về cơng việc hiện tại của mình để xác định được thực trạng, mức độ đáp ứng cơng việc của mình, rút kinh nghiệm,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển Văn hóa Chất lượng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)