Quan niệm về Giáo dục thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển Văn hóa Chất lượng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa (Trang 31 - 33)

1.3.1. Hệ thống giáo dục thường xuyên

Nhiều nước trên thế giới cho công việc giáo dục là phải được tiến hành đối với mọi lứa tuổi, từ lúc lọt lịng cho đến lúc già yếu. Q trình giáo dục này, khơng phân biệt học trong nhà trường, học ngồi xã hội hay học tại gia đình, học có mục đích hoặc học ngẫu nhiên, học theo hệ thống kỹ năng và tri thức hay cần gì học nấy và phải có sự quản lí từ phía Nhà nước, đây được hiểu là hệ thống giáo dục thường xuyên.

Trong một xã hội hiện đại giáo dục thường xuyên là một chính sách xã hội, trong đó học tập là quyền của mọi con người. Có thể phân chia hệ thống giáo dục ra làm hai hệ thống thứ nhất là, hệ thống giáo dục ban đầu và thứ hai là hệ thống giáo dục tiếp tục, thì sự liên thơng, liên kết, kết nối và được tiến hành không bị đứt đoạn nhờ vào sự đan xen và liên tục của sự học của mỗi con người được gọi là giáo dục thường xuyên.

thường xun. Từ đó, thấy lơgíc hình thức trong nhận thức về giáo dục thường xuyên như sau:

- Giáo dục thường xuyên là một hệ thống bao gồm các loại hình học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp tục. Vì thế, giáo dục thường xuyên không bao hàm các hình thức giáo dục chính quy trong hệ giáo dục ban đầu. Do đó giáo dục thường xuyên sẽ được hiểu là giáo dục tiếp tục, chủ yếu dành cho người lớn. Trong trường hợp này, giáo dục thường xuyên trùng khớp với giáo dục người lớn.

- Giáo dục tiếp tục gồm mọi loại hình giáo dục khơng chính quy. Do tính chất bắc cầu trong quan niệm nói trên nên khi nói đến giáo dục thường xuyên là mọi người sẽ hiểu rằng đó là hệ thống giáo dục khơng chính quy. Luật Giáo dục 2005 của nước ta quy định giáo dục thường xuyên là:

+ Giáo dục thường xuyên giúp mọi người dân vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

+ Nhà nước có chính sách phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.

1.3.2. Quan niệm của UNESCO về GDTX

“GDTX bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người đều mong

muốn hoặc cần có sau xố mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học”.

- GDCQ và GDTX đều có tầm quan trọng như nhau đối với sự phát triển tài nguyên con người;

- GDCQ và GDTX bổ sung cho nhau và vì vậy, các chương trình giáo dục tương đương cần phải được khuyến khích;

- Cả GDCQ lẫn GDTX đều có đối tượng riêng của mình;

- GDTX là một phần tiếp tục của GDCQ, vì vậy cả hai loại chương trình này cần được tiến hành song song với nhau;

- GDCQ và GDTX cần phải có những tài liệu học tập tốt mang tính đặc thù, đều phải có giáo viên chun trách và sự trợ giúp về tài chính;

- GDCQ và GDTX cần được tổ chức một cách hệ thống;

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho giáo viên và người học đều cần thiết đối với cả GDCQ và GDTX, nhất là phải thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện về đổi mới phương pháp dạy học cho người dạy;

- Việc nghiên cứu lý luận và biên soạn giáo trình, học liệu phù hợp với các chương trình GDCQ và GDTX là rất cần thiết;

- GDTX cần đến sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn so với GDCQ; - Chất lượng và hiệu quả của chương trình GDTX phụ thuộc vào mức độ đáp ứng nhu cầu của con người dân ở từng cộng đồng;

- GDCQ và GDTX đều phải hướng tới sự phát triển của các kỹ năng hành dụng “Học đi đơi với hành”. Đó là điều hết sức quan trọng đối với GDCQ và GDTX;

- Việc quản lý, điều hành và đánh giá GDCQ và GDTX phải được thiết lập một cách có tổ chức;

- Mặc dù cả GDCQ và GDTX đều được cấu trúc theo chương trình chuẩn, nhưng chương trình của GDTX mang tính mềm dẻo hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển Văn hóa Chất lượng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)