Bảng so sánh về tình hình kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 54 - 58)

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Thành Phố Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3.2. Phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHNo&PTNT Thành Phố Thái Nguyên Thành Phố Thái Nguyên

3.2.1. Thực trạng về việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng khác ở Việt Nam hàng khác ở Việt Nam

3.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Vào những năm 1990 công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ở nước ta, các ngành nghề đều hưởng ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin, ngành ngân hàng cũng nằm trong số đó. Các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ thơng tin cũng như bưu chính viễn thơng vào hoạt động của mình, tính đến nay gần 90% các nghiệp vụ ngân hàng đã được máy tính hóa ở các mức độ khác nhau.

Hình thức E-Banking xuất hiện ở nước ta vào những năm 1990 thông qua việc triển khai dịch vụ đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức thẻ nước ngoài đối với các thẻ tín dụng quốc tế. Những năm sau đó, các ngân hàng đã tính tốn và triển khai thử nghiệm dịch vụ thẻ, tuy nhiên chỉ mang tính thí điểm.

Cuối năm 1997, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức lắp đặt chiếc máy ATM đầu tiên ở nước ta. Sau đó những chiếc ATM của các ngân hàng khác ra đời đã thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển.

Đấy là những dấu hiệu đầu tiên đánh dấu sự có mặt của ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2000 trở về sau này các dịch vụ ngân hàng điện tử khác lần lượt ra đời như dịch vụ ngân hàng tại nhà (home banking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại... Cho đến nay hầu hết các ngân hàng đều đã mở các website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mở các website để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thử tục chuyển tiền, mức phí chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng...

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Thời gian đầu hầu như chỉ có Vietcombank và ngân hàng ACB là cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử tuy nhiên đến nay hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều đã tham gia vào thị trường này và đang không ngừng cải tiến dịch vụ của mình để nâng cao chất lượng cho khách hàng.

3.2.1.2. Các dịch vụ cụ thể

3.2.1.2.1. Dịch vụ thẻ

Tại Việt Nam hiện nay tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng các giá trị giao dịch thanh toán, được Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố, chiếm khoảng 22,2-22,8%. Tỷ lệ này nếu không được cải thiện trong những năm tới, cùng với tốc độ phát triển các giao dịch kinh tế, thương mại, dịch vụ, thì hàng năm nhà nước tiếp tục phải đưa ra lưu thông khối lượng tiền mặt rất lớn và nền kinh tế lại tiếp tục gánh chịu những chi phí lưu thơng tiền mặt.

Ngày 28/12/2006, Nghị định số 161/NĐ-CP của chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt đã được ban hành, nhằm tiết kiệm chi phí sử dụng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng lên trong nền kinh tế, làm cơ sở cho dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Một trong những giải pháp thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàn, hệ thống Kho bạc Nhà nước và các tổ chức được phép làm dịch vụ thanh toán. Đối với các doanh nghiệp các tổ chức, nếu giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt chủ yếu là séc, chuyển khoản, ủy nhiệm chi,… thì đối với cá nhân, giải pháp đó là phát triển thị trường thẻ, cùng những tiện ích của tài khoản cá nhân. Đây cũng là xu hướng chung và rất phổ biến của các nền kinh tế phát triển.

Thẻ thanh toán là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này sau khi được sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ, giá

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng. Thẻ này còn dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động.

Ở Việt Nam dịch vụ thẻ thanh toán chưa thực sự phát triển. Mặc dù dịch vụ thẻ đã có mặt tại Việt Nam vào những năm đầu của thập kỷ 90, thông qua việc triển khai các đại lý thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế, tuy nhiên, dịch vụ này phát triển chỉ mang tính thí điểm ở nước ta. Tính đến tháng 4/ 1999 mới chỉ có 4 ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi triển khai dịch vụ thẻ. Dịch vụ thẻ lúc này còn khá nghèo nàn chủ yếu là thẻ rút tiền, thẻ ghi nợ và làm đại lý thanh tốn cho thẻ tín dụng quốc tế, số lượng khách hàng không đáng kể do chưa được biết đến cũng như thói quen thanh tốn bằng tiền mặt của người dân. Phải sang năm 2001 thị trường thẻ mới có bước chuyển biến tích cực và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 2005 đến nay.

Số lượng các ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ ngày càng đông đảo, đồng thời khách hàng sử dụng thẻ ngày càng nhiều. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp các tổ chức đều trả lương cho nhân viên thông qua thẻ ATM. Nhờ vậy mà số lượng thẻ phát hành tăng lên nhanh chóng qua các năm. Từ vài trăm thẻ rút tiền và vài máy ATM được ngân hàng Vietcombank triển khai cuối những năm 1990, đến hết năm 2011 cả nước có trên 30 ngân hàng phát hành thẻ với trên 10 triệu thẻ thanh toán, khoảng 5200 máy ATM và 25.000 cơ sở chấp nhận thẻ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 54 - 58)