Số lượng ngân hàng triển khai Internetbanking

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 59 - 62)

Tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng trực tuyến là một minh chứng rõ ràng cho những thay đổi trong hoạt động thanh tốn từ phía ngân hàng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Sự chuyển biến này hoàn toàn phù hợp với tốc độ và xu thế phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. Khi thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong xã hội, thanh toán điện tử sẽ là một nhu cầu tất yếu để thúc đẩy các bước phát triển tiếp theo.

Dịch vụ Internet Banking hiện nay chưa phát triển lắm, số lượng ngân hàng tham gia cịn ít, tính năng và tiện ích của dịch vụ cịn hạn chế. Hiện tại chỉ triển khai một số tính năng cơ bản như: tra cứu số dư tài khoản cá nhân, in sao kê hàng tháng, các thông tin thay đổi như tỷ giá vàng, tỷ lệ lãi suất tiết kiệm, tỷ giá ngoại tệ, cịn các tính năng như thanh tốn, chuyển khoản thì chỉ mới có ở một số ngân hàng như: NH Ngoại thương, NH Kỹ thương, NH Đông Á, NH Á Châu.

3.2.1.2.3. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại

Cùng với ngân hàng trực tuyến, vào những năm 2000 dịch vụ ngân hàng điện thoại ra đời như một bước tiếp theo rộng tiến trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin để nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng. Tận dụng sự phổ biến của điện thoại di động, nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm dịch vụ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ mói này nhằm phục vụ khách hàng ở mức tốt hơn. Dịch vụ ngân hàng điện thoại được thực hiện qua tin nhắn của tổng đài thông qua hai các dịch vụ như Phone Banking, SMS Banking.

Tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện thoại được chia thành 2 nhóm theo nhu cầu sử dụng là nhóm cung cấp thơng tin và nhóm thanh tốn. Việc phân loại nhóm tiện ích nhằm đánh giá mức độ triển khai dịch vụ và phản ánh phần nào nhu cầu của thị trường hiện nay. Khảo sát của Vụ Thương mại điện tử cho thấy, tất cả các ngân hàng triển khai dịch vụ tin nhắn đều có tiện ích cung cấp thơng tin. Mục đích của nhóm tiện ích này là giúp khách hàng cập nhật những thông tin cơ bản nhất một cách tiện lợi thông qua thiết bị di động. Ngân hàng Hàng Hải còn đưa ra tính năng cung cấp thơng tin về thư tín dụng (L/C) và chứng từ thanh tốn xuất nhập khẩu của doanh nghiệp dựa trên nhu cầu thanh toán quốc tế rất lớn của khách hàng. Đây được coi là một điểm tạo khác biệt trong dịch vụ của ngân hàng này nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của đối tượng khách hàng doanh nghiệp

Ở Việt Nam thì NH Á Châu là ngân hàng triển khai dịch vụ thanh tốn qua điện thoại sớm nhất. Sau đó các ngân hàng như NH Ngoại thương, NH Kỹ thương… Hiện nay đã có rất nhiều ngân hàng sử dụng dịch vụ này tuy nhiên dịch vụ thanh toán chỉ mới thực hiện ở mức nhỏ lẻ.

3.2.1.3. Nhận xét

Sau gần hai mươi năm du nhập vào Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng điện tử đã có những bước phát triển nhất định. Từ loại hình E-Banking duy nhất là thẻ, đến nay, các ngân hàng ở Việt Nam đã triển khai được đa dạng các loại hình dịch vụ cũng như chất lượng và tiện ích của dịch vụ ngày càng được nâng cao. Thu nhập từ dịch vụ E-Banking tăng lên đáng kể đồng thời chi phí giảm đáng kể so với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn cịn khơng ít hạn chế. Giá trị thanh toán qua E-Banking chưa cao. Mạng lưới ATM chưa đáp ứng đủ nhu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ cầu khách hàng. Mốt số ngân hàng chưa thực hiện tốt chất lượng dịch vụ của mình gây sự phiền phức cho khách hàng… Những hạn chế đó làm cho khách hàng e dè khi sử dụng dịch vụ này.

3.2.2. Thực trạng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NHNo&PTNT Thành Phố Thái Nguyên Thái Nguyên

3.2.2.1. Dịch vụ thẻ

Dịch vụ thẻ tại NHNNo&PTNT VN được triển khai thí điểm từ năm 1999 nhưng chủ yếu mang tính nghiên cứu, thử nghiệm mãi đến năm 2003 dịch vụ này mới thực sự đi vào hoạt động. Sở giao dịch là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này. Cho đến nay Sở giao dịch vẫn là đơn vị đi đầu và chủ chốt trong việc phát hành thẻ. Hiện nay tại NHNo đã phát hành 4 loại thẻ với tính năng, tiện ích khác nhau.

3.2.2.1.1. Thẻ ghi nợ nội địa (ATM)

Thẻ ghi nợ nội địa là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt do NHNo phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút tiền mặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Thẻ ghi nợ nội địa của NHNo&PTNT VN mang tên là thẻ Succes, đây là sản phẩm thay thế cho sản phẩm đầu tiên mang tên ATM. Khi mới ra đời thẻ ATM chỉ có chức năng rút tiền tại các điểm rút tiền mặt, thanh toán tiền điện nước mà chưa có chức năng thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ tại điểm chấp nhận thẻ. Để cung cấp cho khách hàng tiện ích đầy đủ hơn, đầu năm 2005 thẻ ghi nợ nội địa với tên gọi Succes ra đời với nhiều tiện ích nổi bật. Khách hàng có thể sử dụng thẻ này để rút tiền mặt tại các máy ATM, mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các điểm đặt máy đọc thẻ của ngân hàng, giao dịch vấn tin số dư tài khoản, đổi mật khẩu, giao dịch chuyển tiền, xử lý đa tệ, thanh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ tốn hóa đơn, khai thác thơng tín ngân hàng,…Tiện ích của thẻ ngày càng được nâng cao, điểm chấp nhận thẻ ngày càng nhiều.

Thẻ Succes có hạn mức rút tiền mặt tối đa tại ATM là 5.000.000 VND/

một giao dịch (01 lần rút); tổng số tiền mặt tối đa tại ATM là 25.000.000 VND; tổng số tiền được chuyển khoản tối đa trong một ngày là 20.000.000 VND.

Là loại thẻ ra đời sớm nhất, nó hướng đến những khách hàng có nhu cầu gửi tiền tạm thời vào ngân hàng để chi tiêu dần cũng như để thanh tốn các khoản hàng hóa dịch vụ một cách thuận tiện hơn. NHNo tham gia vào thị trường thẻ muộn hơn tuy nhiên khơng vì thế mà kém cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Ngược lại nó lại chiếm được một thị phần đáng kể trong thị trường thẻ nhờ tính tiện dụng, chất lượng dịch vụ và mạng lưới rộng khắp trên tồn quốc. Số lượng thẻ ghi nợ khơng ngừng tăng lên nhanh chóng qua các năm.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 59 - 62)