1.3.1. Các nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi
1.3.1.1. Môi trường pháp lý
Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn hoạt động được được trước tiên nó phải được cơng nhận vể mặt pháp lý. Bất kỳ một hoạt động nào muốn phát triển một cách an tồn và hiệu quả thì cũng cần có một hành lang pháp lý an toàn. Đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những dịch vụ gặp nhiều rủi ro trong vấn đề bảo mật, và an ninh điện tử. Do đó nó lại càng cần một mơi trường pháp lý an tồn để đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng cũng như quyền lợi của khách hàng. Môi trường pháp lý cần thiết cho dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: Luật giao dịch điện tử, luật thương mại điện tử, luật xử lý tranh chấp đối với các giao dịch điện tử.
Môi trường pháp lý sẽ tạo hành lang pháp lý để ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của mình cũng như tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
1.3.1.2. Cơ sở hạ tầng kỷ thuật và sự phát triển của thương mại điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời dựa trên sự phát triển của thương mại điện tử và bưu chính viễn thơng. Do đó cơ sở hạ tầng kỷ thuật và thương mại điện tử có phát triển thì ngân hàng điện tử mới phát triển. Thật vậy ngân hàng điện tử là một dịch vụ có tính ứng dụng hàm lượng cơng nghệ thơng tin cao, nó sử dụng mạng Internet và mạng di động để cung cấp dịch vụ. Các yếu tố như dung lượng đường truyền internet, tính ổn định của đường truyền, mức độ tin học hóa trong dân cư ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cung cấp dịch vụ. Và khơng ít khách hàng sử dụng dịch này nhằm mục đích thanh tốn cho hoạt động thương mại điện tử. Ngược lại dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển cũng là một nhân tố thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
1.3.1.3. Môi trường kinh tế xã hội
Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và phát triển là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội. Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế, tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền, thu nhập của dân cư …là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Trình độ cơng nghiệp hóa của đất nước cũng như thu nhập của người dân càng cao họ càng có xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử càng cao.
1.3.2. Các nhân tố thuộc ngân hàng
1.3.2.1. Nguồn vốn đầu tư
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một dịch vụ địi hỏi cơng nghệ kỹ thuật cao, máy móc và phương tiện hiện đại. Các máy móc này hiện nay vẫn phải nhập khẩu từ nước ngồi do đó để phát triển dịch vụ này khơng chỉ cần vốn lớn cho q trình đầu tư ban đầu mà chi phí khơng nhỏ cho việc bảo trì bảo dưỡng trong q trình hoạt động. Ngồi ra việc đào tạo cán bộ công nhân viên sử dụng dịch vụ này cũng tốn khơng ít do đó đối với những ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém thì rất khó khăn trong việc phát triển dịch vụ này.
1.3.2.2. Nguồn nhân lực
Dịch vụ ngân hàng điện tử hoạt động hầu như tồn bằng máy móc tuy nhiên không thể thiếu sự điều khiển của con người. Trước tiên dịch vụ này cũng như các dịch vụ khác nó cần ban lãnh đạo nhạy bén, năng động để nắm bắt tốt các cơ hội trên thị trường để có kế hoạch phù hợp. Bởi vì đây là dịch vụ mới cịn nhiều thiếu sót và rủi ro chưa lường hết được.
Dịch vụ này cũng cần đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình và am hiểu cơng nghệ thơng tin. Địi hỏi ngân hàng trước khi triển khai dịch vụ này phải có chính sách đào tạo cán bộ nhân viên kịp thời.
1.3.2.3. Công tác đảm bảo an tồn bảo mật và phịng ngừa rủi ro
Giao dịch dựa trên các phương tiện thơng tin điện tử đặt ra các địi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn. Khi làm việc với các phương tiện điện tử như
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ điện thoại, Intenet các thông tin rất dễ bị đánh cắp như mã số tài khoản cá nhân, mật khẩu, mã PIN…Do đó cần có hệ thống an ninh điện tử để bảo đảm an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng khi sử dụng dịch vụ như phần mềm mã khóa, bức tường lửa, chử ký điện tử. Đồng thời hệ thống ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa rủi ro
1.3.2.4. Hoạt động marketing
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một dịch vụ rất mới mẻ ở Việt Nam rất nhiều người khơng quan tâm thậm chí chưa hề biết đến sự tồn tại của dịch vụ này. Vì vậy để phát triển dịch vụ này cần có các hoạt động quảng cáo, khuyếch trương để tạo sự quan tâm cũng như chấp nhận sử dụng của khách hàng. Ngân hàng cần có chính sách marketing tốt với nhiều phương thức quảng cáo, tuyên truyền khác nhau.
1.3.3. Các yếu tố thuộc về khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử
1.3.3.1. Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử
Nước ta là nước đang phát triển, trình độ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cịn rất thấp nên việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thanh tốn hàng ngày là rất khó khăn cũng như thói quen dùng tiền mặt lâu đời khó có thể thay đổi
Tạo sự biết đến và cho họ thấy được tính ưu việt của dịch vụ này là sự cần thiết cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ở Mỹ khi mới ra đời dịch vụ này phải cần một thời gian rất dài để lơi kéo người dân bỏ thói quen tiêu dùng tiền mặt thì ở Việt Nam để hồn thiện việc này khơng phải là một sớm một chiều mà có thể làm được. Do đó ngân hàng tăng cường hoạt động marketing mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ này và nhanh chóng chiếm lấy thị phần khi mà các ngân hàng khác chưa kịp triển khai.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
1.3.3.2.Trình độ và mức thu nhập của người dân
Đây là một sản phẩm của công nghệ hiện đại, địi hỏi người dân phải có trình độ nhất định mới có thẻ sử dụng dịch vụ này, mặt khác sử dụng những dịch vụ này chỉ thực sự tiện ích khi người dân đã trang bị cho mình được các phương tiện như máy tính có mạng Internet, điện thoại di động…Do đó nó phụ thuộc rất lớn vào mức thu nhập của người dân, cũng như mặt bằng trình độ dân cư.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/