Huy động vốn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 49 - 52)

Nhìn lên biểu đồ ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Thành Phố Thái Nguyên tăng trưởng đều qua các năm. Mặc dù năm 2010, 2011 kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn như lạm phát, giá tăng cao nhưng NHNo&PTNT Thành Phố Thái Nguyên cũng không ngừng tăng trưởng nguồn vốn huy động nhờ việc theo dõi sát sao tình hình biến động của thị trường và có biện pháp điều chỉnh lãi suất kịp thời.

Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao 51% (năm 2009) trong tổng nguồn vốn, góp phần giảm lải suất đầu vào, có lợi cho kinh doanh.Tuy nhiên tỉ lệ này lại lại gây khó khăn cho NHNo Thành Phố Thái Nguyên khi có sự biến động giảm lớn ở một số khách hàng.

Tiền gửi tiết kiệm từ các đơn vị tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng lớn 74% tổng vốn huy động.Tiền gửi của nhân dân tuy chưa cao chiếm 26% nhưng cũng đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng cụ thể năm 2011tăng 14.96% so với năm 2009 trong đó nguồn vốn huy động từ nội tệ tăng 12% do Sở giao

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ dịch có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất nội tệ và tăng cường huy động trong dân cư.

Nhìn chung nguồn vốn huy động từ sở giao dịch có sự tăng trưởng mạnh và ổn định đảm bảo nhu cầu mở rộng đầu tư tín dụng. Tuy nhiên tỉ lệ cơ cấu ngoại tệ thấp, tăng trưởng chậm so với vốn nội tệ và chưa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ngoại tệ tại sở giao dịch ở một số thời điểm trong năm.

Để có kết quả trên Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng nguồn vốn huy động như:

Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hướng kinh doanh chung của Sở giao dịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ bằng cách mở rộng khách hàng tiền gửi của tổ chức, tăng cường nguồn tiền gửi của dân cư bằng chính sách lãi suất, phí giao dịch, khuyến mãi. Tăng cường thông tin rộng rãi trên các báo, đài truyền hình, in tờ rơi quãng cáo để tuyên truyền tới các tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy động vốn và tiện ích của sở giao dịch.

Triển khai thực hiện nối mạng thanh toán điện tử với các TCTD, các doanh nghiệp trên địa bàn như: NH An Bình, NH CP Quốc tế, HSBC đang triển khai kết nối với Viettel…, nâng cấp chương trình kết nối thanh toán với kho bạc nhà nước để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

Tăng cường tiếp nhận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớn như VIETSOV PETRO, các dự án ODA, quỹ tích lũy trả nợ nước ngồi Bộ Tài chính, Viettel, Cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt… Triển khai tốt các dịch vụ trả lương qua tài khoản.

3.1.3.3. Cho vay vốn

Với mục tiêu huy động vốn để cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.Trong năm 2011 Sở giao dịch đã đáp ứng 7,774 tỷ đồng tăng 2,813 tỷ, (tăng 57%) so với năm 2009.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Cho vay vốn

Đvt:Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số cho vay 3060 4960 7774

Doanh số thu nợ 2192 3605 6680

Tổng dư nợ 2933 4290 5474

Nợ quá hạn 6.06 20.3 22.2

Nợ xấu 5.28 29.7 56

Trích lập quỹ dự phịng rủi ro 105.6 130

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Thành Phố Thái Nguyên)

3.1.3.3.1. Dư nợ cho vay

Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2009 là 4,290 tỷ đồng tăng 1,357 tỷ đồng (tương đương 46.3%) so với năm 2006. Dư nợ tăng trưởng nhanh so với thời kỳ 2005- 2007 chủ yếu do NHNo Thành Phố Thái Nguyên chủ động mở rộng danh mục khách hàng cho vay (17 DN, 1200 khách hàng cá nhân), các đối tượng cho vay theo quy định của NHNo&PTNT VN, lựa chọn và thực hiện đầu tư vào các dự án lớn có hiệu quả (dư nợ tăng 234 tỷ).Trong đó:

a. Dƣ nợ phân theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn là 1,895 tỷ đồng (tăng

106.2%) so với đầu năm; chiếm 44.2% tổng dư nợ . Dư nợ trung hạn là 167 tỷ đồng, giảm 86 tỷ đồng (giảm 34%) so với đầu năm chiếm 3.9% tổng dư nợ. Dư nợ dài hạn 2,228 tỷ đồng, tăng 467 tỷ đồng (tăng 26.5%) so với đâu năm. Cơ cấu dư nợ được điều chỉnh hợp lý hơn so với năm trước tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm từ 68.7% xuống còn 55.8%, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng từ 31.3% lên 44.2%. Giảm dần tỉ trọng dư nợ cho vay DNNN xuống còn 60%, tuy nhiên tốc độ tăng dư nợ ngoại tệ chưa phù hợp với tốc độ tăng nguồn vốn ngoại tệ. Điều này phản ánh đúng định hướng của Sở giao dịch về phát triển tín dụng gắn với đa dạng hóa khách hàng, giảm rủi ro, nâng cao năng lực tài chính cũng như diễn biến nhu cầu nguồn vốn ngoại tệ trong năm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

b. Dƣ nợ phân theo nội, ngoại tệ: Dư nợ theo nội tệ 2,595 tỷ đồng ,

tăng 988 tỷ đồng (tăng 62.5%) so năm 2006, chiếm tỷ trọng 60.5% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 1,695 tỷ đồng USD (105 triệu USD), tăng 359 tỷ đồng (22 triệu USD), tăng 26.5% so năm 2006, chiếm tỷ trọng 39.5% tổng dư nợ.

c. Dƣ nợ phân theo ngành kinh tế: Dư nợ cho vay DNNN là 2,569 tỷ

đồng, chiếm 60% tổng dư nợ, giảm 24 tỷ, dư nợ cho vay ngoài quốc doanh 1,000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23.2% tổng dư nợ tăng so 2006 là 745.5 tỷ đồng (tăng 293%), dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân 721 tỷ đồng tăng so 2006 là 635.5 tỷ đồng (tăng 848%).

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)