Nghĩa của giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 26)

1.3. Lý luận về giáo dục đạo đức học sinh trong trườngTHPT

1.3.2. nghĩa của giáo dục đạo đức

Từ xưa đến nay, GDĐĐ khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân mà cịn có ý nghĩa to lớn đối với gia đình và xã hội.

Khổng Tử (551-479TCN) đã nói: “Viên ngọc khơng mài dũa thì khơng thành đồ dùng được. Con người khơng được học thì khơng biết gì về đạo lý” [Trích: 19].

Bác Hồ kính u cũng đã nói:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” [19]

Với ba lực lượng giáo dục: Gia đình - nhà trường - xã hội tác động vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giáo dục gia đình được tiến hành sớm nhất, ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời tạo nên những phẩm chất nhân cách đầu tiên rất quan trọng làm cơ sở, nền tảng cho giáo dục nhà trường. Giáo dục xã hội thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổ chức nhà nước với thể chế chính trị, pháp luật, văn hố, đạo đức góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người. Song, giáo dục nhà trường có vai

trị rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nhà trường với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục và nhất là có đội ngũ các nhà sư phạm chuyên nghiệp sẽ tổ chức, điều khiển, giáo dục học sinh theo một chương trình nhất định đáp ứng với yêu cầu về đạo đức, về nhân cách mà xã hội yêu cầu.

Giáo dục đạo đức có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi phẩm chất lệch lạc không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực đạo đức xã hội. GDĐĐ là những tác động tự giác, có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hồn cảnh khơng thể tạo ra do tác động tự phát. GDĐĐ có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khiếm khuyết một phần chức năng do yếu tố khuyết tật, tai nạn, bẩm sinh, di truyền. GDĐĐ còn tác động điều khiển, điều chỉnh những hành vi đạo đức tốt, phù hợp chuẩn mực đạo đức của xã hội đồng thời hạn chế, triệt tiêu những hành vi đạo đức không phù hợp chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT quan lạn, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 26)