3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh của hiệu trưởng
3.2.5. Biện pháp5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
dục đạo đức, biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt việc tốt
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá kết quả là nội dung khơng thể thiếu trong q trình tổ chức các hoạt động GD. Vấn đề kiểm tra đánh giá việc phối hợp các lực lượng nhằm GDĐĐ cho học sinh là khâu quan trọng cuối cùng của quá trình tổ chức phối hợp trên. Hoạt động kiểm tra, đánh giá là một hoạt động có nhiều khó khăn, còn nhiều điều mới mẻ mà khoa học GD đang tiếp tục nghiên cứu.
Hoạt động này đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Do vậy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một biện pháp vô cùng quan trọng, mặt khác các biện pháp này cịn vơ cùng cần thiết ở chỗ kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp quản lý có hiệu quả.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng chuẩn nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá
Các tiêu chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá cơng tác GDĐĐ chính là các chỉ tiêu thực hiện, mục tiêu kế hoạch về GDĐĐ cho học sinh trường THPT.
Có nhiều loại chuẩn trong đó tốt nhất là mục tiêu được phát triển dưới dạng số lượng hoặc chất lượng bởi vì kết quả cuối cùng mà người ta phải chịu trách nhiệm về chúng là những số đo tốt nhất về sự thành công của kết hoạch, cho nên chúng sẽ cho ta những tiêu chuẩn tốt nhất để kiểm tra.
- Làm tốt việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá: kế hoạch đảm bảo
mục tiêu đánh giá, xây dựng các công cụ đánh giá, các nội dung đánh giá, phân công cụ thể công việc kiểm tra đánh giá cho các tổ chức, cá nhân trong trường. Kế hoạch được xây dựng cho cả năm học và từng giai đoạn, theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch và với sự đề phịng đơi khi có thể tiên đốn về những sai lệch so với tiêu chuẩn.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá và có điều chỉnh kịp thời nhằm
tạo điều kiện tốt nhất cho các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho học sinh hoạt động có hiệu quả và có tác dụng thúc đẩy cao nhất.
- Xây dựng quy chế khen thưởng trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh, kịp thời tuyên dương những cá nhân, tập thể có thành tích phấn đấu tốt, phê bình uốn nắn kịp thời những cá nhân có dấu hiệu vi phạm đạo đức, qua đó làm tốt cơng tác tun truyền, phịng ngừa từ xa đối với những cá nhân học sinh hay vi phạm.
3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo tổng thể các nội dung ngay từ đầu năm học, phân cơng một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách, xây dựng kế hoạch báo cáo Hiệu trưởng theo quy định từng giai đoạn cụ thể.
Giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ không chỉ của Nhà trưởng, để làm tốt công việc này, Hiệu trưởng phải xây dựng tốt cơ chế phối hợp về nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, theo dõi giữa nhà trường, gia đình (Cha mẹ HS) và Xã hội (lãnh đạo địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, …). Đó là:
+ Lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá về việc tổ chức phối hợp trên phải có sự tham gia của nhà trường, đại diện CMHS và cán bộ quản lý xã hội ở địa phương tham gia.
+ Trong công tác kiểm tra phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động của các lực lượng.
Khi tổ chức kiểm tra đánh giá cần phối hợp chặt chẽ các hình thức kiểm tra giữa gián tiếp, thường xuyên và đột xuất.
Người quản lý thường so sánh với chuẩn đặt ra để đánh giá điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện.
Đánh giá cần coi trọng thực chất, khơng chạy theo hình thức.
Khi có kết quả đánh giá người quản lý cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.
Thi đua khen thưởng: Thi đua khen thưởng là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa GD rất lớn. Tuy nhiên nếu khen thưởng khơng đúng sẽ có tác dụng ngược lại, thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức: Tuyên dương ở trường, lớp, liên đội và tuyên truyền trong địa phương qua các cuộc họp xóm, thơn xã và loa truyền thanh, có thể thi đua khen thưởng qua dịng họ, gia đình. Trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh, công tác thi đua khen thưởng, trách phạt cũng là một nội dung GD trong các nhà trường.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh với các hình thức kiểm tra giữa gián tiếp, giữa thường xuyên và đột xuất
theo tiến trình thời gian trong năm học từ đó có điều chỉnh kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho học sinh hoạt động có hiệu quả và có tác dụng thúc đẩy cao nhất.
Có kế hoạch phối kết hợp giữa CBGV nhà trường với PHHS và cán bộ địa phương trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
Dành một phần kinh phí để thực hiện tốt cơng tác thi đua khen thưởng trong nhà trường.